Ông Putin: Sự cố tàu khu trục của Anh là "hành động khiêu khích"

Hình ảnh từ đoạn băng của quân đội Nga, cho thấy tàu khu trục HMS Defenfender ở ngoài khơi gần Bán đảo Crimea hồi tuần trước.
Hình ảnh từ đoạn băng của quân đội Nga, cho thấy tàu khu trục HMS Defenfender ở ngoài khơi gần Bán đảo Crimea hồi tuần trước.
0:00 / 0:00
0:00
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, việc tàu Defender tiến sâu vào vùng biển của Nga ở khu vực mũi Fiolent thuộc Bán đảo Crimea không chỉ là hành động khiêu khích của Anh mà còn cả của Mỹ.

Trong chương trình trực tiếp “Đường dây nóng với Tổng thống Vladimir Putin” ngày 30/6, người đứng đầu nước Nga đã đề cập đến vụ việc liên quan đến tàu khu trục Defender của Anh ở khu vực Biển Đen cách đây một tuần.

Tổng thống Putin nhấn mạnh đây là hành động "khiêu khích tập thể".

Theo TTXVN, Tổng thống Putin cho rằng, việc tàu Defender tiến sâu vào vùng biển của Nga ở khu vực mũi Fiolent thuộc Bán đảo Crimea không chỉ là hành động khiêu khích của Anh mà còn cả của Mỹ vì tàu khu trục trên đi vào lãnh hải của Nga vào chiều 23/6 trong khi sáng sớm cùng ngày, một máy bay do thám chiến lược của Mỹ đã xuất kích từ một sân bay quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại đảo Crete của Hy Lạp.

Ông cho rằng hành động xâm phạm lãnh hải Nga của tàu Defender là nhằm mục đích do thám.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu khu trục Defender đã tiến sâu vào vùng biển của Nga 3km ở khu vực mũi Fiolent thuộc Bán đảo Crimea khiến Hạm đội Biển Đen và lực lượng tuần duyên của Nga phải bắn cảnh báo.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh đã bác bỏ thông tin này, cho rằng tàu Defender đơn thuần chỉ thực hiện chuyến hải trình như thường lệ từ Odessa (Ukraine) đến Gruzia thông qua Biển Đen và đó là tuyến đường được luật pháp quốc tế cho phép.

Liên quan đến quốc gia láng giềng Ukraine, người đứng đầu Điện Kremlin cũng bày tỏ quan ngại về việc các nước phương Tây triển khai hoạt động quân sự tại Ukraine trong khi Hiến pháp Ukraine không cho phép đặt căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên, Hiến pháp Ukraine lại cho phép thành lập các trung tâm huấn luyện hoặc một số hình thức hợp tác khác trong lĩnh vực quân sự. Do đó, việc triển khai hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine, khu vực mà giáp giới với Nga, đang khiến Moskva quan ngại về an ninh quốc gia.

Ngày 30/6, hàng loạt kênh truyền hình và đài phát thanh lớn của Nga đã phát sóng chương trực tiếp “Đường dây nóng với Tổng thống Vladimir Putin.” Đây là lần thứ 18 nhà lãnh đạo Nga tiến hành đối thoại với người dân qua hình thức này.

Trong 3 giờ đầu tiên, ông đã trả lời 46 câu hỏi liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, kinh tế trong nước, giáo dục, quan hệ với Ukraine, sự cố tàu khu trục Defender của Anh.

Tin cùng chuyên mục

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.