Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm'

Thành ủy TP HCM đã họp 6 lần nhằm tăng tốc giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, các cá nhân sai phạm sẽ được làm rõ, tiếp đó sẽ là tập thể. 

Sáng 20/10, thực hiện lời hứa sẽ gặp người dân Thủ Thiêm đến khi nào giải quyết xong vấn đề, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu tổ đại biểu Quốc hội thành phố tiếp xúc cử tri quận 2.

Sau gần 3 tiếng lắng nghe ý kiến của các cử tri, đa số phản ánh liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ông Nhân cho biết trong 5 tháng qua thành phố đã làm rất nhiều việc, riêng Thường vụ Thành ủy họp 6 lần chỉ để bàn việc giải quyết vấn đề này.

"Đây là cường độ làm việc chưa bao giờ có. Nói vậy để bà con hiểu rằng, tình hình thay đổi chưa có gì nhiều nhưng mọi việc đã được thành phố chuẩn bị", ông Nhân cho hay.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nói về quá trình giải quyết khiếu nại của bà con. Ảnh: Hữu Khoa.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nói về quá trình giải quyết khiếu nại của bà con. Ảnh:Hữu Khoa.

Trong khi Bí thư Thành ủy TP HCM đang phát biểu, dưới khán phòng nhiều lần vang lên tiếng la ó, đầy vẻ sốt ruột. Dừng lời một lúc, giọng ông Nhân ôn tồn: "Bà con hãy bình tĩnh. Người nói phải có người nghe. Bà con nói suốt 2 tiếng, bây giờ phải nghe để xem thế nào chứ".

Trung ương giám sát xử lý sai phạm ở Thủ Thiêm

Người đứng đầu Thành ủy TP HCM cho biết, Thường vụ Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban đều thấy trách nhiệm của mình và đang giải quyết, khắc phục sai phạm của lãnh đạo thành phố các thời kỳ trước; yêu cầu các cá nhân sai phạm phải kiểm điểm.

"Trong tháng 11 này, các cán bộ liên quan phải làm kiểm điểm, mức độ đến đâu xử lý đến đó. Tuy nhiên, việc này cũng phải bàn kĩ vì có sự tham gia của rất nhiều người. Phải thống nhất để lập danh sách, ai trước, ai sau", ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, thông báo của Thanh tra Chính phủ lần này có một số nội dung mới mà trước đây chưa được kết luận như: 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch; thành phố đã không có phương án đền bù, làm không đúng quyết định của chính phủ. Ngoài ra, đối với 160 ha tái định cư, thành phố cũng không trình quy hoạch 1/5.000 mà chỉ trình quy hoạch 42 ha là sai.

"Còn chuyện cả 5 khu phố đều nằm ngoài ranh (người dân không đồng ý với kết luận thanh tra) thì Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong đã gặp và ghi nhận rồi. Thành phố sẽ gặp bà con lần nữa để trình bày các giải pháp. Chúng tôi không có điều kiện để báo cáo chi tiết nhưng có tiếp thu và phân công giải quyết hết", ông Nhân nói và cho biết do thanh tra kết luận chậm nên có nhiều việc vừa làm vừa điều chỉnh.

"Chúng tôi rất buồn, rất đau vì từng hộ dân, từng con người bị ảnh hưởng bởi dự án. Cuộc sống bà con tồi tệ hơn, con cái khó khăn, chồng bệnh tật... Tôi hiểu những mất mát, khó khăn của bà con là không gì có thể bù đắp được. Vì vậy, chúng tôi cam kết cùng bà con giải quyết vụ việc theo hướng có lợi nhất cho người dân", ông Nhân nói.

Trước khi kết thúc buổi tiếp xức cử tri, người đứng đầu Thành uỷ TP HCM cho biết, sắp tới Thường vụ sẽ họp về chính sách bồi thường thiệt hại cho người dân. HĐND thành phố cũng có kỳ họp riêng - để nghe và bàn bạc kĩ chính sách này. Bởi nếu phải suất ngân sách để bồi thường thì chỉ có HĐND thành phố mới có quyền quyết định.

Quá trình kiểm điểm trách nhiệm các cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm không phải thành phố làm một mình, mà còn có sự tham gia của các cơ quan trung ương. Người nào thuộc diện thành phố quản lý thì thành phố xử lý, còn cán bộ nào thuộc trung ương quản lý thì phải xin ý kiến trung ương.

"Hôm nay bà con cũng đề ra yêu cầu các mức xử lý trách nhiệm những cán bộ gây ra sai phạm, thậm chí tên cụ thể. Trách nhiệm tập thể chúng tôi sẽ làm trên cơ sở hồ sơ chứng cứ khi đã đầy đủ. Thường vụ Thành uỷ sẽ làm đúng pháp luật, mong bà con bình tĩnh, chờ đợi. Trong 3 tháng tới tốc độ giải quyết sẽ được đẩy nhanh", ông Nhân nói.

Ông Cao Thanh Ca: Mỗi lần lãnh đạo thành phố xin lỗi là xát muối thêm vào vết thương của chúng tôi. Ảnh: Hữu Khoa.

Ông Cao Thanh Ca: "Mỗi lần lãnh đạo thành phố xin lỗi là xát muối thêm vào vết thương của chúng tôi". Ảnh:Hữu Khoa.

Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự UBND quận 2

Trước đó, từ sáng sớm, cả trăm người dân Thủ Thiêm đã đến Nhà thiếu nhi quận 2 để tham dự buổi làm việc. Tuy nhiên, do hội trường có giới hạn nên chỉ một số người có giấy mời mới được vào. Rất nhiều người phải ngồi ở sảnh ngoài theo dõi cuộc gặp qua màn hình. 

Cũng như các lần tiếp xúc lãnh đạo trước đây, ai cũng muốn được phát biểu ý kiến. 150 phiếu đăng ký tham gia đã được ban tổ chức phát ra nhưng chỉ có hơn 20 người được mời trình bày. Do ban tổ chức giới hạn phần phản ánh của cử tri chỉ trong vòng hai tiếng rưỡi, nên nhiều người liên tục la ó.

Khi một số cử tri quận 2 không liên quan khiếu nại vụ Thủ Thiêm nêu ý kiến về các vấn đề khác, dưới hội trường lại nhốn nháo đề nghị "không nói nữa". Buổi làm việc cũng liên tục bị gián đoạn vì tình trạng trật tự, chủ tọa phải nhiều lần yêu cầu các cử tri giữ bình tĩnh.

Cử tri Nguyễn Văn Khương nói rằng hầu hết người dân Thủ Thiêm không đồng thuận với kết luận của Thanh tra Chính phủ, vì thực chất đây là bản chỉnh sửa kết luận của Thanh tra thành phố trước đây. Theo ông, cả 5 khu phố phường Bình An đều ngoài quy hoạch dự án Khu đô thị Thủ Thiêm chứ không phải riêng 4,3 ha khu phố 1.

Nhấn mạnh UBND quận 2 thời kỳ trước là cơ quan đã thực hiện cưỡng chế sai, chưa bao giờ công bố quy hoạch, không có quyết định thu hồi, ông Khương đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự và những người gây ra sai phạm phải đứng ra xin lỗi người dân Thủ Thiêm.

"Người chịu trách nhiệm là ông Tất Thành Cang và ông Nguyễn Cư - Chủ tịch và Phó chủ tịch quận 2 thời đó, cùng các chủ tịch phường", ông Khương gay gắt và đề Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân với tư cách là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM nhanh chóng đưa vụ việc này ra Nghị trường Quốc hội.

Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch đến buổi làm việc. Ảnh: Hữu Khoa.

Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch đến buổi làm việc. Ảnh:Hữu Khoa.

Cần đưa 'đại án' Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội

Trong khi đó, ông Cao Thanh Ca (ngụ phường Bình Khánh) nói rằng, đúng ra ông không phát biểu nhưng có niềm tin với Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nên hôm nay ông mới đến hội nghị này. "Niềm tin còn sót lại tôi xin đặt hết vào ông Nguyễn Thiện Nhân", giọng ông Ca đầy vẻ chua xót.

Ông cho rằng, trung ương phải đưa "đại án" Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào chương trình họp Quốc Hội, có Nghị quyết, mới đập tan được nhóm lợi ích đã tồn tại mấy chục năm ở TP HCM. "Người dân chúng tôi không mong được xin lỗi, mà yêu cầu phải trừng trị đích đáng những kẻ đã gây ra những sai phạm này. Mỗi lần lãnh đạo thành phố xin lỗi là xát muối thêm vào vết thương của chúng tôi. Hơn nữa, những lãnh đạo sau này không liên quan", ông thẳng thắn.

Một số cử tri khác nói giọng gay gắt "không cần thanh tra", "yêu cầu khởi tố nhóm lợi ích" do hai cựu lãnh đạo TP HCM đứng đầu.

Liên quan đến 4,3 ha đất nằm ngoài ranh, ông Nguyễn Văn Học (ngụ phường Cát Lái) chất vấn: "Căn cứ vào đâu để bồi thường cho dân, bồi thường theo giá nào? Cũng có thể đổi đất nhưng so sánh giá trị đất và giải quyết quyền lợi của người dân từ đó đến nay ra sao? Chứ không phải thành phố quyết đổi đất là xong".

Còn cử tri Phạm Văn Thoai (ngụ Khu phố 2, phường Cát Lái) cho biết gia đình ông cũng nằm trong diện di dời của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đặt câu hỏi: "Bao nhiêu hộ dân Thủ Thiêm ngày xưa bây giờ ở đâu, ai còn ai mất, chính quyền có biết không? Chúng tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện dự án Thủ Thiêm chứ không chỉ một số vấn đề như vừa rồi", ông Thoai nêu quan điểm.

Tổ đại biểu Quốc hội do ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, làm việc với cử tri quận 2. Ảnh: Hữu Khoa.

Tổ đại biểu Quốc hội do ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, làm việc với cử tri quận 2. Ảnh:Hữu Khoa.

Sau 4 tháng vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ kết luận TP HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ có nhiều sai phạm trong quá trình quy hoạch Thủ Thiêm, phá vỡ quy hoạch Thủ tướng phê duyệt; thể hiện sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất. UBND TP HCM được yêu cầu làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân.

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã thành lập Tổ công tác giải quyết các trường hợp khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện quy hoạch Khu ĐTTT. Đứng đầu tổ công tác là Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong, Phó Chủ tịch phụ trách đô thị Trần Vĩnh Tuyến làm tổ phó.

Khu đô thị Thủ Thiêm được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á, nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 và chỉ cách 300 m đường chim bay. Đây là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP HCM, có các chức năng về tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí...

Hơn 20 năm sau quy hoạch, dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Còn hơn 100 hộ dân khiếu nại từ thành phố đến trung ương trong nhiều năm liền, cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch theo quyết định của thủ tướng năm 1996 nhưng vẫn bị giải tỏa; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sai quy định.

Hai hôm trước, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong và Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm đã có buổi tiếp 22 hộ dân ở khu 4,3 ha (khu phố 1, phường Bình An) - vị trí được xác định nằm ngoài ranh quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Phong xin lỗi người dân, cho biết đã thống nhất cùng Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm sẽ tổ chức kỳ họp bất thường để chốt các chính sách giải quyết khiếu nại cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho biết sau khi xác định pháp lý, tổ công tác sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật và cơ bản là hoán đổi đất cho người dân Thủ Thiêm. Ba vị trí được lựa chọn hoán đổi cho người dân là đối diện tiếp giáp cầu Bình Khánh, rộng khoảng 18.000 m2.

Đọc thêm

“Tết hải đảo - Thắm tình quân dân” tại huyện đảo Phú Quý

Đoàn công tác tặng cờ và tuyên truyền pháp luật cho ngư dân huyện đảo Phú Quý.
(PLVN) - Trong không khí rộn ràng của những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong hai ngày 14 - 15/1, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 3 đã tổ chức chương trình “Tết hải đảo - Thắm tình quân dân, đón Xuân Ất Tỵ năm 2025” tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm kéo giảm tội phạm

Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)
(PLVN) - Hôm qua (15/1), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch 483/KH-BCA-C04 ngày 7/10/2024 của Bộ Công an về cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (Kế hoạch 483).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.