Ông Nguyễn Đức Chung 'kêu oan' thế nào về vụ mua chế phẩm Redoxy-3C?

Ông Nguyễn Đức Chung tại tòa.
Ông Nguyễn Đức Chung tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự kiến ngày 20/6 tới, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên toà xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Trước khi phiên tòa diễn ra, ông Chung đã gửi bản giải trình đơn kháng cáo dài hơn 100 trang đến tòa.

Trong bản giải trình, ông Chung cho rằng cấp sơ thẩm đã ra quyết định tuyên án oan đối với ông. Theo đó, ông Chung đưa ra nhiều căn cứ cho rằng, Công ty Thoát nước Hà Nội đã thực hiện việc mua chế phẩm Redoxy-3C để làm sạch sông hồ trên địa bàn Thủ đô đúng quy định pháp luật, không gây thiệt hại ngân sách.

Theo ông Chung, Công ty Thoát nước không thể tự đàm phán mua chế phẩm từ công ty của Đức, mà phải làm thủ tục lựa chọn nhà thầu trong nước bán Redoxy-3C cho UBND thành phố để xử lý nước hồ ô nhiễm. Ông Chung cho rằng, không có văn bản, tài liệu nào thể hiện việc ông chỉ đạo cấp dưới phải mua chế phẩm thông qua công ty gia đình.

Và theo cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án dùng lời khai, dùng lời nói chỉ đạo không bằng văn bản để kết tội cho ông hoàn toàn trái với các quy định của “Luật tổ chức chính quyền địa phương”, “Luật công chức, viên chức” và quy chế làm việc của UBND.

“Nguyên tắc bất di bất dịch là chỉ sau khi có ý kiến chỉ đạo trực tiếp, phải có văn bản chỉ đạo hoặc thông báo ý kiến chỉ đạo của tôi thì Công ty Thoát nước và các đơn vị, cá nhân có nhiệm vụ liên quan đến việc mua Redoxy-3C mới có căn cứ để thực hiện. Có nói thế nào thì nói nhưng chưa có văn bản chỉ đạo của chủ tịch UBND TP thì các cá nhân, đơn vị được giao không có căn cứ để thực hiện”, ông Chung viết trong bản giải trình.

Trong bản giải trình đơn kháng cáo dài hơn 100 trang, ông Chung cho rằng quá trình mua chế phẩm trên không gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Theo ông Chung, 4 quyết định đặt hàng của Công ty Thoát nước về việc cung ứng dịch vụ xử lý ô nhiễm nước hồ, duy trì chất lượng nước cho UBND thành phố Hà Nội được ký có tổng số tiền hơn 308 tỉ, với 9 huyện là hơn 3 tỉ. Trong khi đó, tổng số tiền mua Redoxy-3C là hơn 167 tỉ. “Lấy số tiền dự toán trừ đi số tiền đã mua chế phẩm thì Công ty Thoát nước còn lại khoản lợi nhuận hơn 144 tỉ đồng”, ông Chung nêu.

Ông Chung khẳng định toàn bộ số tiền lợi nhuận này vào Công ty Thoát nước vẫn là công ty 100% vốn sở hữu của thành phố nên không có chuyện thất thoát tài sản.

Ngoài ra, ông Chung còn phủ nhận các cáo buộc từ cơ quan tố tụng cho rằng, Arktic là “công ty gia đình” của ông.

Theo bản án sơ thẩm, tháng 8/2016, ông Nguyễn Đức Chung đã kết luận và ra văn bản 308 chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH. Cáo trạng nêu ông Chung là người quyết định việc mua bán chế phẩm Redoxy - 3C trái pháp luật và phân công chỉ đạo cấp dưới thực hiện trái quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước, để Công ty Arktic (Công ty gia đình) được hưởng khoản lợi nhuận không chính đáng, khiến ngân sách Nhà nước bị thiệt hại hơn 36 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Chung còn chỉ đạo ông Võ Tiến Hùng (cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) mua chế phẩm Redoxy- 3C của Công ty Arktic trái với chỉ đạo của chính bị cáo tại Thông báo số 308 ngày 22/8/2016. Quá trình điều tra, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội không thừa nhận hành vi phạm tội.

Với hành vi nêu trên, ông Chung bị cấp sơ thẩm tuyên 8 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo Nguyễn Trường Giang bị tuyên 4 năm 6 tháng tù, Võ Tiến Hùng 4 năm tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sau phiên tòa sơ thẩm, ông Chung kháng cáo kêu oan. Bởi ông Chung cho rằng bản án sơ thẩm tuyên ông phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là không đúng.

Bị cáo Nguyễn Trường Giang và Võ Tiến Hùng cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên sau đó, ông Hùng rút đơn kháng cáo.

Đọc thêm

Tuyên án hung thủ tấn công cô gái gây xôn xao dư luận

Bùi Thanh Khoa bị phạt 1 năm tù vì đánh người sau khi va chạm giao thông
(PLVN) -  Chiều ngày 20/1, TAND quận 4 mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Bùi Thanh Khoa (40 tuổi) về tội “Cố ý gây thương tích”. Khoa chính là nhân vật đánh cô gái đi đường sau khi va chạm giao thông với nhau gây xôn xao dư luận vào sáng ngày 9/12/2024.

Hôm nay (20/1), tuyên án với bị cáo Mai Tiến Dũng

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ án sai phạm tại dự án Sài Gòn - Đại Ninh. (Ảnh: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Dự kiến hôm nay (20/1), TAND Hà Nội sẽ tuyên án với cựu Bộ trưởng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và các bị cáo trong vụ án sai phạm tại dự án Sài Gòn – Đại Ninh (SGĐN, tỉnh Lâm Đồng).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.