Ông lão sửa xe đạp chinh phục ước mơ cử nhân luật ở tuổi 70

Ông Mai nhận bằng tốt nghiệp cử nhân Luật.
Ông Mai nhận bằng tốt nghiệp cử nhân Luật.
(PLVN) - Ở tuổi như ông Hoàng Tiến Mai (ngụ đường Nguyễn Công Trứ (phường 3, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), nhiều người đã an hưởng tuổi già cùng con cháu. Thế nhưng, ông lão này vẫn cắp sách tới trường để theo đuổi tấm bằng của nhân Luật. 

Những lần dang dở ước mơ

Trò chuyện với chúng tôi, tân cử nhân ngành Luật Hoàng Tiến Mai bảo, ông sinh ra trong một gia đình khó khăn ở Hà Nội. Khi mới lên 5, ông theo cha mẹ rời quê hương vào Sài Gòn mưu sinh kiếm sống. Mới chân ướt chân ráo bước vào Nam chỉ tròn một năm thì cha ông bệnh nặng và qua đời nơi đất khách quê người. Một mình người mẹ tảo tần buôn thúng bán bưng kiếm tiền nuôi con, nhưng cuộc sống vẫn khốn khó. 

Năm ông Mai lên 7 tuổi, sau một chuyến đi thăm người thân ở Phú Yên trở về, người mẹ quyết định đưa ông ra Phú Yên sinh sống. Đến nơi này, ông thật bất ngờ khi mẹ mình mở tiệm sửa xe đạp, dù trước đó ông chưa thấy mẹ học nghề này. Rồi, ông cũng theo phụ mẹ và mưu sinh với cái nghề này cho đến tận hôm nay.

Đáp lại tấm lòng thương yêu sâu sắc của mẹ, ông Mai chăm chỉ học tập và đỗ tú tài 1. Đến năm 1971, ông đỗ tú tài 2, tương đương tốt nghiệp THPT bây giờ. Sau đó, ông thi đỗ vào Đại học Luật Sài Gòn như đã từng mơ ước.

“Từ nhỏ tôi đã thích đọc sách và học đại học ngành Luật là một ước mơ cháy bỏng trong tôi. Bởi với tôi, đây là một ngành bổ ích, giúp cho rất nhiều người, trong đó có tôi, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thế nhưng, sau khi học xong năm nhất (1971 - 1972) thì mẹ tôi đau ốm triền miên, tôi phải bỏ ngang việc học để về chăm sóc mẹ, vừa sửa xe đạp để kiếm tiền lo cho 2 mẹ con”, ông Mai cho biết.

Năm 1973, ông Mai nên duyên vợ chồng với bà Trịnh Thị Lý rồi 4 đứa con lần lượt ra đời. Vợ chồng ông chật vật mưu sinh để kiếm tiền lo cho con cái nhưng nuôi hy vọng một ngày sẽ được theo học ngành mình mơ ước. 

Đến năm 1991, khi đã 42 tuổi, ông Mai nghe Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên liên kết với một trường đại học ở phía Bắc tổ chức đào tạo cử nhân Luật hệ vừa học vừa làm nên ông đem hồ sơ đến nộp. Nhưng rồi, hồ sơ của ông không được xem xét, vì đối tượng ưu tiên dự tuyển phải là cán bộ, công chức, viên chức đương nhiệm tại các cơ quan Nhà nước. Vậy là một lần nữa, ước mơ của ông lai dang dở.

“Lấy vợ, rồi phải vất vả mưu sinh để nuôi các con, nhưng cứ rảnh là tôi lại lôi sách ra đọc. Tôi học mọi lúc mọi nơi. Có đêm khó ngủ, lại ngồi dậy đọc sách, khi nào mỏi thì lại đi nằm. Chính nhờ những kiến thức tích lũy trong thời gian tự học nên năm 1991 khi nộp hồ sư dự tuyển, tôi hy vọng rất nhiều, nhưng rồi…”, ông Mai kể.

Đi học ở tuổi 65

Mãi đến năm 2014, ông Mai mừng rỡ khi hay tin Đại học Huế liên kết với Trung tâm Giáo thường xuyên tỉnh Phú Yên mở ngành Luật hệ đào tạo từ xa tại tỉnh Phú Yên. Lật lại hồ sơ cũ, ông xếp chúng ngăn nắp rồi giấu gia đình đi đăng ký dự tuyển khi đã 65 tuổi. 

Ông Mai bảo, do sợ phản đối nên ông giấu gia đình việc đi đăng ký hồ sợ dự tuyển. Ngày nhận được thông báo nhập học, ông mừng rỡ và chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ gặp sự phản đối của gia đình, nhưng không ngờ tất cả mọi người đều ủng hộ ông. Không chỉ vậy, người vợ còn đưa tiền tiết kiệm để ông đóng học phí.

“Lúc đó, tôi thông báo, một tuần tiệm sửa xe sẽ đóng cử 2 ngày thứ 7 và chủ nhật, vì đó là những ngày tôi phải đi học. Có hôm, khách sửa xe đến vào buổi trưa thứ 7 lúc tôi có ở nhà, họ hỏi chuyện thì tôi nói là những ngày này đi học. Họ bảo tôi già rồi học hành gì nữa, nghỉ ngơi cho khỏe, tôi chỉ cười. Cũng không ít người nói tôi dở hơi, có người còn nói tôi học vì muốn mình sang chảng. Thế nhưng, ai nói gì thì nói, tôi mặc kệ, chuyện của tôi là theo đuổi đam mê của mình”, ông Mai chia sẻ.

Ông Hoàng Tiến Mai
Ông Hoàng Tiến Mai

Nói rồi, ông Mai bảo, ngày đầu đến lớp, cả lớp có 64 sinh viên thì ai cũng phải ngạc nhiên khi nhìn thấy ông đi vào lớp. Một số người còn không tin ông là sinh viên của lớp, khi được giáo viên giải thích thì cả lớp đều vỗ tay.

Rồi, khi bước vào học, trước những tập tài liệu như Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Lịch sử các học thuyết chính trị và pháp luật, Pháp luật sở hữu trí tuệ… ông thật sự lo lắng. Nhiều lúc, mới cầm tập tài liệu lên đọc được vài trang thì ông cảm thấy rối bời. Hơn nữa, tuổi cao nên thiếu nhanh nhạy, trí nhớ ông cũng hạn chế.

“Lúc đó, tôi nghĩ phải dành thời gian nghiên cứu tài liệu nhiều hơn giới trẻ. Người già muốn học được cần phải biết sắp xếp thời gian học một cách khoa học và kiên trì. Trí nhớ không phải tự nhiên mà có, luyện tập mãi cũng thành công. Và tôi đã thành công”, ông Mai cho biết.

“Từ ngày đi học, tôi thấy ông ấy vui vẻ hơn. Hôm nào đi học về, ông ấy cũng hào hứng kể chuyện trên lớp cho tôi nghe. Ở cái tuổi này, bây giờ niềm vui, sức khỏe là chính. Tôi thấy ông ấy sống vui khỏe là tôi mừng rồi”, bà Lý chia sẻ.

Những nỗ lực học tập của ông Mai sau 4 năm cũng được đền đáp với tấm bằng cử nhân Luật do Giám đốc Đại học Huế cấp ngày 11/7/2018. Rồi, ngày 25/10/2018 là một ngày đặc biệt với ông, bởi ông được khoác lên mình trang phục cử nhân để nhận tấm bằng cử nhân Luật. “Hôm ấy là một ngày đặc biệt khiến tôi không bao giờ quên. Tới bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác lâng lâng, vui sướng”, ông Mai tâm sự.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.