Ông Đinh La Thăng và đồng phạm hầu tòa trong vụ PVN “mất” 800 tỷ

Bị cáo Đinh La Thăng trong một phiên tòa xét xử
Bị cáo Đinh La Thăng trong một phiên tòa xét xử
(PLO) - Hôm nay (19/3), TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đinh La Thăng và 6 đồng phạm khác ra xét xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong vụ PVN “mất” 800 tỷ đồng. Dự kiến phiên xét xử kéo dài trong 10 ngày.

Đinh La Thăng có 5 luật sư bào chữa

7 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN); Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên HĐTV PVN); Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN); Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN); Nguyễn Thanh Liêm (nguyên thành viên HĐTV PVN) và Phan Đình Đức (nguyên thành viên HĐTV PVN). Trong vụ án này, riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh bị xét xử về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

HĐXX gồm 5 người, chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu. Đại diện VKSND TP Hà Nội là bà Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hồng Vân. Có khoảng 20 luật sư tham gia tố tụng. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng có 5 luật sư bào chữa. Theo chia sẻ của Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (luật sư bào chữa cho bị cáo Thăng), sức khỏe của ông Thăng hiện tốt, ổn định.

Cũng theo lời Luật sư Thiệp, quá trình tiếp xúc với luật sư tại trại tạm giam, ông Thăng có bày tỏ là nếu làm sai ở đâu sẽ chịu trách nhiệm. Ông Thăng mong HĐXX xem xét, đánh giá sự việc vào đúng thời điểm… 

Theo cáo trạng, sau khi PVN không được thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt, Đinh La Thăng trên cương vị Chủ tịch HĐQT PVN đã chỉ đạo thuộc cấp, trong đó có Nguyễn Xuân Sơn (khi đó giữ chức Trưởng ban trù bị Ngân hàng TMCP Hồng Việt) làm việc với một số tổ chức tín dụng để thỏa thuận việc góp vốn. Hậu việc làm này, PVN “mất” 800 tỷ đồng.

Cựu Chủ tịch HĐQT xin được hưởng sự khoan hồng 

Tài liệu điều tra thể hiện, tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) trao đổi, bàn bạc về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank. Do Oceanbank đang có nhu cầu tăng vốn điều lệ để hoạt động và nhận thấy PVN là đơn vị có tiềm lực kinh tế, có nhiều nguồn vốn nên Hà Văn Thắm đã đồng ý với đề nghị của Nguyễn Xuân Sơn.

Sau đó, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm nhưng không thông qua HĐQT; quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.

Cáo trạng cho rằng, ông Đinh La Thăng biết rõ hiện trạng của Oceanbank là yếu kém, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính, nhưng cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank. Đến thời điểm ngày 1/1/2011, Luật Tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định: "Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng...", với vai trò Chủ tịch HĐTV, Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn góp của PVN tại Oceanbank trái quy định tại khoản 2 điều 55 Luật Tổ chức tín dụng 2010.

Việc làm này của ông Đinh La Thăng đã tạo điều kiện cho các bị can Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (góp vốn đợt 3) vào Oceanbank. Hậu quả toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Oceanbank.

Theo cáo trạng, hành vi của ông Đinh La Thăng đã làm trái các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐTV, Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng… Trong đó, ông Thăng là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện và với tư cách là người đứng đầu PVN, có trách nhiệm bảo toàn vốn của  PVN. Ông Thăng phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng.

Trong giai đoạn truy tố, ông Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Ninh Văn Quỳnh thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội, phối hợp với Cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án. Ông Quỳnh cùng gia đình tích cực, chủ động khắc phục toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt…

Tin cùng chuyên mục

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Đọc thêm

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".