Ông chủ vườn đào và 501 xác chết trôi sông

 Mỗi lần vớt được xác trên sông, anh Dũng lại đánh dấu bằng một vạch ngang trên cột nhà. Hơn 30 năm qua, ông chủ vườn đào vớt được 501 thi thể đem chôn cất cẩn thận.
Giữa làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) có một khu nghĩa địa mà người dân thường gọi là miếu Cô Trôi. Miếu nằm lọt giữa vườn đào, cúc, bách nhật khoe sắc rực rỡ. Bên trong có cây sung tỏa bóng mát che chở cho những nấm mồ không tên. Đó là nơi an nghỉ của người bị chết trôi sông được anh Nguyễn Văn Dũng đưa về an táng.
Gắn với nghiệp vớt xác hơn 30 năm, anh Dũng cho biết đã vớt được 501 xác người. Ảnh: Hoàng Phương.
Gắn với nghiệp vớt xác hơn 30 năm, anh Dũng cho biết đã vớt được 501 xác người. Ảnh: Hoàng Phương. 
Người đàn ông 44 tuổi dáng cao to, đầu cạo trọc, thoạt nhìn có tướng giang hồ, nhưng lại hiền khô. Hơn 30 năm vớt xác trên sông Hồng, anh bảo "đó là cái nghiệp vận vào thân từ khi còn bé".
Sinh ra và lớn lên ở làng đào Nhật Tân, thuở 13, Dũng nổi tiếng bơi lội giỏi nhất vùng. Một lần chăn trâu ngoài bãi, cậu bé thấy vật gì đó lập lờ nổi trên mặt nước, nhìn kỹ hóa ra là hai xác người. Dũng lao xuống sông kéo hai cái xác lên bờ trong sự kinh hãi của nhiều người.
Chờ mãi không có người đến nhận, Dũng cầm xẻng đào huyệt chôn cất luôn cho hai nhân mạng xấu số. Khi còn nhỏ, anh từng chứng kiến cha và dân làng nhiều lần vớt xác nên không hề sợ. Từ đó, nghiệp vớt xác gắn với người đàn ông sống ven bãi. Sau này, anh được phường Nhật Tân giao làm bảo vệ hoa màu của người dân dọc bãi sông Hồng kéo dài hơn 2 km, nên vớt được nhiều xác hơn.
Anh Dũng cho hay, mình không biết chữ, chỉ ký được mỗi tên của mình. Mỗi lần đưa một người lên bờ, anh lại lấy cục gạch vạch một đường kẻ ngang lên cột nhà đến khi kín chỗ. Hơn 30 năm qua, anh vớt được tổng cộng 501 xác chết. "Sông Hồng ngày nào cũng có người chết đuối vì tai nạn đắm thuyền, tự tử... Sống dọc sông nước thì chuyện bắt gặp xác trôi sông là chuyện thường ngày", anh chia sẻ.
Rít điếu thuốc lào, anh trầm ngâm nhớ lại vụ chìm đò vào khoảng những năm 1990. Hôm đó 3h sáng, Dũng dắt bò đi làm sớm để chuẩn bị cày bãi. Nhìn thấy túi mì chính, bao thuốc lá, quang gánh nổi dọc bến sông, anh rùng mình biết có chuyện chẳng lành. Đi thêm vài mét, anh thấy nhiều xác nổi nên vội vàng lao xuống sông đưa họ lên bờ.
Khi đó, bãi Nhật Tân còn chưa được bồi đắp như bây giờ, lòng sông rộng, sóng đánh dạt các thi thể mắc vào bụi cây, lùm cỏ. Gần một ngày, mình anh với chiếc thuyền nan lần lượt đưa được 29 xác chết lên bờ. Đó là vụ chìm thuyền tang thương nhất mà anh Dũng biết, cũng là lần anh vớt được nhiều người nhất.
Ông chủ của vườn đào hơn 3.000 gốc và trang trại hàng trăm con lợn, gà. Ảnh: Hoàng Phương.
Ông chủ của vườn đào hơn 3.000 gốc và trang trại hàng trăm con lợn, gà. Ảnh: Hoàng Phương.
Có lần đang ở bãi ngô, nghe tiếng la hét cứu người chết đuối, anh Dũng vội vàng gọi thêm bạn rồi chạy ra, hai người lao xuống sông, ngụp lặn kéo người bị nạn lên. 5 sinh viên đại học được đưa lên bờ, nhưng không ai còn sống sót. Chờ cho công an và người nhà nạn nhân đến, anh thất thểu đi về vì quá mệt và suy nghĩ bất lực khi không cứu được người.
"Hơn 500 xác tôi vớt được, lứa tuổi nào cũng có, nhưng chủ yếu là người tự tử. Rất dễ nhận dạng bởi họ thường mang theo giấy tờ tùy thân. Dù lìa xa cõi trần, nhưng họ vẫn muốn có người chăm lo hương khói", anh kể.
Để kéo được xác trôi nổi lên bờ, anh Dũng phải dùng chiếu để bó, rồi buộc hai đầu lại và từ từ kéo. Có những lần, anh đi dọc sông hàng trăm mét mới nhặt hết tử thi vì bị phân hủy quá nặng. Sau đó, anh báo lên chính quyền để xác định danh tính nạn nhân. Ai không có người đến nhận, anh mang lên miếu Cô Trôi chôn cất. Nghĩa địa ấy ngày một rộng ra, đến nay là nơi an nghỉ của 66 con người xấu số.
Thời còn nghèo khó, anh chỉ cuốn cho họ một manh chiếu an ủi rồi mang đi chôn. Bây giờ anh bỏ tiền túi ra mua quan tài, hương vàng để thắp cho hậu sự được chu đáo. Xây tường, am thờ quanh miếu Cô Trôi cũng là anh tự bỏ tiền ra. Những người xung quanh thấy vậy nên góp bao xi măng, xe cát, có người góp công để cùng anh làm việc thiện. Nhiều người đến nghĩa địa thắp hương, ngỏ ý biếu vài trăm nghìn đến tiền triệu nhưng anh không nhận. Đến lúc họ nài nỉ, bảo coi như góp tiền hương khói cho những vong hồn nằm đây thì anh Dũng mới xuôi.
Nhiều lần được người thân nạn nhân nhờ đi tìm xác, anh lại bỏ việc nhà đi giúp họ. Xong việc, họ gửi tiền hậu tạ, có người tặng đến 50 triệu đồng nhưng anh không lấy một đồng. Nhưng nếu họ mua bao thuốc, lạng chè để anh em uống nước thì anh không từ chối.
"Lão ấy cũng lạ, bỏ tiền túi ra đi tìm người, rồi bán cả lợn, gà để mua quan tài, xây mộ cho người chết. Nếu để dành số tiền từ những lần chôn cất thì giờ lão cũng có hàng trăm triệu", anh Dương Anh Sỹ, người bạn thân và cũng là người đồng hành với anh Dũng, trong nhiều lần vớt xác cho hay.
Miếu Cô Trôi nằm giữa làng đào Nhật Tân, nơi đây an táng nhiều người chết đuối trên sông. Ảnh: Hoàng Phương.
Miếu Cô Trôi nằm giữa làng đào Nhật Tân, nơi đây an táng nhiều người chết đuối trên sông. Ảnh: Hoàng Phương.
Nhiều người chơi thân với anh cũng được rủ đi vớt xác. "Trước đây chỉ mình tôi làm việc này, nhưng giờ đây không đơn độc nữa rồi. Lúc tôi mang được xác lên bờ, chị Bích lo đi mua áo quan, lão Sỹ mang bát cơm quả trứng đến, những người khác lo đi mua hương vàng để thắp cho người xấu số", anh Dũng cho hay.
Xác chết nào cũng thương tâm nhưng người vớt xác không bao giờ dám khóc. Anh bảo như thế sẽ làm yếu tinh thần, không tiếp tục được công việc này nữa. Vớt xác xong xuôi, anh lại cởi bỏ bộ quần áo đang mặc trên người để vứt xuống sông, coi như thế mạng vì dám cướp cơm hà bá.
Khi có người đến nhờ chồng đi tìm xác, chị Chu Thị Lan, vợ anh Dũng, lại lo vun vén cửa nhà để anh đi. Có lần anh Dũng đi ròng rã một tuần trời, chị cũng không lo lắng vì biết rõ tính khí và công việc chồng đang làm. Anh chị kết hôn năm 1991 và sinh được hai người con. Nhà có bốn người thì chồng và con gái đầu (là y tá) đều làm những việc liên quan đến sinh mạng người nên chị rất tự hào, không hề ngăn cản mà còn hết sức ủng hộ.
Thời gian này, làng đào Nhật Tân đang bước vào vụ mới. Anh Dũng chăm lo cho 3.000 gốc đào và trang trại hàng trăm con lợn gà. "Từ trước Tết tới giờ, tôi mới được rảnh rỗi một chút, chủ yếu làm vườn thôi. Nhưng từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa nước sông Hồng dâng cao, lại có nhiều người mất mạng vì sông nước, chắc sẽ bận rộn hơn", anh Dũng tâm sự.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó chủ tịch UBND phường Nhật Tân, cho biết công việc anh Dũng làm bao lâu nay người dân quanh khu vực và chính quyền đều biết. "Việc vớt xác anh làm là hoàn toàn tự nguyện, giúp nhiều gia đình tìm được người thân bị thiệt mạng vì sông nước. Hàng năm, Hội chữ thập đỏ phường Nhật Tân và quận Tây Hồ đều có giấy khen và động viên tinh thần anh vì những đóng góp trong công tác từ thiện này", ông Trường thông tin.
Ông chủ của vườn đào hơn 3.000 gốc và trang trại hàng trăm con lợn, gà. Ảnh: Hoàng Phương.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật
(PLVN) - Đã có một số tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xử phạt. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt chỉ là con số khá khiêm tốn so với các ca khúc có ca từ “nhiễm độc” được phát hành công khai trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.