Ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu số 1 năm 2012

Liên tục trong các ngày 22, 23, 24/12, Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2012 đã được tổ chức. Câu chuyện duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 6%, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục là yêu cầu số một của năm 2012.

Liên tục trong các ngày 22, 23, 24/12, Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2012 đã được tổ chức. Câu chuyện duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 6%, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục là yêu cầu số một của năm 2012.

Năm 2012, Chính phủ tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5%
Năm 2012, Chính phủ tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5%

Năm 2012, Chính phủ tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5%.

Khó khăn rình rập

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội đất nước năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Năm qua, Việt Nam đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng, rất đáng mừng là kiểm soát được lạm phát, cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Giá tiêu dùng tăng cao những tháng đầu năm nhưng 5 tháng vừa qua đã liên tục có xu hướng giảm, chỉ tăng không quá 1%/tháng (tháng 8 là 0,93%, tháng 9 là 0,82%, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%, tháng 12 là 0,53%); cả năm lạm phát là 18,13%. Đi liền với ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì; chính sách an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm.

Trong khi đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2012 được tổ chức ngày 24/12, các số liệu được công bố cho thấy: Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2011 ước đạt 674.500 tỷ đồng, vượt 13,4% so dự toán, tăng 20,6% so thực hiện năm 2010, tỷ lệ động viên từ thuế và phí đạt 20,3% GDP.

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, công tác điều hành chi NSNN năm 2011 ở các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã thực hiện theo hướng thắt chặt, vừa bám sát dự toán, vừa thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên đạt 3.857,7 tỷ đồng, trong đó các Bộ, cơ quan trung ương khoảng 900 tỷ đồng, các địa phương hơn 2.957 tỷ đồng; tạm dừng mua sắm tài sản khoảng 1.081 tỷ đồng; sắp xếp lại vốn đầu tư với tổng vốn đã thực hiện cắt giảm để điều chuyển cho các dự án khác cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện thuộc nguồn vốn NSNN khoảng 5.556 tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 2.777 tỷ đồng.

Các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước thực hiện cắt giảm khoảng 39.210 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp nhưng chi NSNN cho công tác an sinh xã hội đã tăng gần 20% so năm 2010 với mức ước đạt 84.000 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, nhìn nhận về những khó khăn, thách thức của đất nước, người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn: “Lạm phát mặc dù được kiểm soát nhưng vẫn còn ở mức cao, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, lãi suất vẫn còn ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, một bộ phận cư dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tai nạn giao thông có giảm nhưng vẫn còn cao”.

Tiên lượng cho tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, Thủ tướng khẳng định: “Năm 2012, bên cạnh những thuận lợi, các Bộ, ngành, địa phương phải thấy rõ những khó khăn, thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là rất lớn và không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được. Đặc biệt, nếu không quyết liệt trong kiểm soát lạm phát, sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát cao quay trở lại, gây bất ổn kinh tế vĩ mô”.

Cũng theo Thủ tướng, đầu tư công năm 2012 sẽ hết sức khó khăn (chỉ có 180.000 tỷ đồng vốn ngân sách và 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ) trong khi nhu cầu rất lớn (chỉ tính riêng các dự án đang triển khai đã gấp đôi số vốn). Đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là số hộ bị thu hồi đất, công nhân khu công nghiệp, người nghèo, thu nhập thấp, người lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, vẫn tiềm ẩn những nguy cơ về an ninh trật tự, chủ quyền quốc gia...

Đề bài khó của năm 2012

Năm 2012 là năm bản lề trong việc thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, với 3 khâu đột phá quan trọng: Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu tài chính, ngân hàng, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước.

Do đó, về mục tiêu năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh,  năm 2012 Chính phủ tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5% gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triền kinh tế - xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2012, theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật tình hình để có những phản ứng chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nội lực của mỗi địa phương trong thực hiện các mục tiêu phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, việc kiềm chế lạm phát trước hết phải thực hiện hiệu quả các giải pháp trong gói chính sách tiền tệ; làm tốt công tác quản lý giá; không để mất cân đối về cung cầu hàng hóa, chú trọng bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu tại các thời điểm và địa bàn nhạy cảm.  Bên cạnh đó chỉ đạo quyết liệt các giải pháp hạn chế nhập siêu, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% (bằng năm 2011); giữ vững sự ổn định tỷ giá; giảm dần lãi suất ngân hàng phù hợp với đà giảm dần của lạm phát.

Một nhiệm vụ nữa được Thủ tướng đặc biệt quan tâm đó là các Bộ, ngành, địa phương phải đặc biệt quan tâm tới duy trì, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các địa phương cần quan tâm, chia sẻ, sát cánh cùng doanh nghiệp trong tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

“Phải có những phản ứng chính sách phù hợp”

“Các Bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triền kinh tế - xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2012, đồng thời theo dõi sát diễn biến, kịp thời cập nhật tình hình để có những phản ứng chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nội lực của mỗi địa phương trong thực hiện các mục tiêu phát triển”.

* Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:

“Tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ”

“Năm 2011, điều hành chính sách tiền tệ được coi là công cụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu điều hành theo lạm phát mục tiêu để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; trong đó chủ động điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 khoảng 15-17% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 14-16%.

Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách Nhà nước với mục tiêu giảm bội chi năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP và giảm dần trong những năm tiếp theo”.

* Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ:

“Tăng cường kỷ luật tài chính”

“Năm 2012, ngành Tài chính sẽ tập trung thực hiện các chính sách tài chính nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả; đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an ninh tài chính quốc gia trong tình hình mới, phấn đấu thực hiện đạt và vượt dự toán NSNN.

Ðể tăng cường quản lý thu ngân sách, ngành tài chính sẽ tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt các luật thuế, nhất là các luật thuế mới, thực hiện quyết liệt các biện pháp chống thất thu (đặc biệt là các khoản thu liên quan đến đất đai, chống gian lận thuế và chuyển giá, trốn thuế trong tất cả các loại hình DN) đi đôi với tiết kiệm chi; tăng cường kỷ luật tài chính, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.

Ngoài ra, ngành Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý giá cả và kiềm chế lạm phát; thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường; xóa bao cấp qua giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ còn bao cấp qua giá vào thời điểm thích hợp, với liều lượng hợp lý phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”.

Lan Phương

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...