Omicron lan truyền nhanh "chưa từng thấy"

Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi tăng cường tại trung tâm tiêm chủng ở Bệnh viện St. Thomas (London) vào ngày 15/12/2021. Ảnh: CNN
Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi tăng cường tại trung tâm tiêm chủng ở Bệnh viện St. Thomas (London) vào ngày 15/12/2021. Ảnh: CNN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng khi Omicron lan rộng, các quốc gia tiếp tục triển khai các biện pháp can thiệp phi dược phẩm (NPI) đã được biết đến để giảm lây truyền virus trong không khí.

Nam Phi, Vương quốc Anh và Đan Mạch là ba trong số các quốc gia mà biến thể Omicron hiện đang tăng mạnh, chưa đầy một tháng sau khi nó được phát hiện lần đầu tiên. Vậy các nước khác có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của họ?

Chỉ tiêm vaccine sẽ "không cản" được Omicron

Vương quốc Anh đang thực hiện chiến dịch tăng tốc để tiêm vaccine COVID-19 tăng cường cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện vào cuối tháng 12. Đan Mạch đang cân nhắc những hạn chế mới trong nỗ lực kiểm soát sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới.

Nhưng đã quá muộn để ngăn chặn sự lây lan của Omicron. Bất chấp nhiều quốc gia áp đặt hàng loạt hạn chế đi lại, biến thể này đã nhanh chóng lan truyền trên toàn cầu.

Ông Tedros nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng 77 quốc gia hiện đã báo cáo có các ca nhiễm Omicron, và “thực tế là Omicron có thể có ở hầu hết các quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện".

"Omicron đang lan truyền với tốc độ mà chúng tôi chưa từng thấy với bất kỳ biến thể nào trước đây", ông Tedros nói. "Chúng tôi lo ngại rằng mọi người đang coi thường Omicron là nhẹ. Chắc chắn, đến giờ chúng ta đã biết được rằng chúng ta đánh giá thấp loại virus nguy hiểm này".

Ông nói thêm rằng ngay cả khi Omicron gây ra bệnh nhẹ hơn, "số ca mắc bệnh có thể một lần nữa gây quá tải cho các hệ thống y tế chưa được chuẩn bị".

Người dân đăng ký xét nghiệm tại điểm xét nghiệm di động COVID-19 ở quận Milnerton của Cape Town, Nam Phi, vào ngày 2/12/2021. Ảnh: CNN

Người dân đăng ký xét nghiệm tại điểm xét nghiệm di động COVID-19 ở quận Milnerton của Cape Town, Nam Phi, vào ngày 2/12/2021. Ảnh: CNN

"Tôi tưởng tượng Omicron sẽ sớm có mặt ở khắp mọi nơi", Michael Head, một nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton của Anh, nói với CNN. "Và sẽ có rất nhiều Omicron xung quanh mà hầu hết các quốc gia vẫn chưa phát hiện ra, một phần là do hệ thống xét nghiệm và năng lực phân tích bộ gen có thể bị hạn chế".

Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus: “Các quốc gia có thể và phải ngăn chặn sự lây lan của Omicron bằng các biện pháp có hiệu quả hiện nay. Vaccine không thay được khẩu trang, giãn cách xã hội, thông khí/gió hoặc vệ sinh tay. Hãy làm tất cả. Hãy làm điều đó một cách nhất quán và làm tốt".

Omicron sẽ nhanh chóng thành chủng vượt trội

Theo Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, hai trường hợp đầu tiên của biến thể Omicron được phát hiện ở Anh vào ngày 27/11 nhưng đến 14/12, Omicron đã vượt qua Delta để trở thành chủng COVID-19 chiếm ưu thế ở London.

Viện Huyết thanh Statens của Đan Mạch (SSI) cho biết Omicron dự kiến ​​sẽ trở thành biến thể virus corona chiếm ưu thế trong tuần này. Gần 10.000 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận ở nước này trong 24 giờ qua (tính đến thứ Năm).

Thủ tướng Đan Mạch Mette Fredricksen nói rằng các trường hợp mắc bệnh là "rất, rất cao" và bà "không nghi ngờ gì rằng sẽ cần đến các biện pháp mới để phá vỡ chuỗi lây nhiễm".

Một số quốc gia đang thắt chặt các hạn chế đi lại do lo ngại về biến thể Omicron. Ảnh: Reuters

Một số quốc gia đang thắt chặt các hạn chế đi lại do lo ngại về biến thể Omicron. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban EU, Ursula von der Leyen, cảnh báo các nhà lập pháp ở Brussels rằng biến thể Omicron sẽ trở thành biến thể thống trị trong khối 27 quốc gia vào giữa tháng Giêng.

Trong đánh giá rủi ro mới nhất của mình, được công bố hôm thứ Tư, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cảnh báo rằng có nguy cơ "rất cao" rằng biến thể này sẽ lan rộng hơn nữa trong khu vực, đồng thời nói thêm rằng nó "được coi là rất có thể gây ra các trường hợp nhập viện và tử vong", ngoài những dự báo đã có từ biến thể Delta.

Tại Hoa Kỳ, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Tiến sĩ Anthony Fauci nói với CNN hôm thứ Ba rằng Omicron sẽ "chắc chắn" trở thành biến thể chiếm ưu thế trong nước với thời gian tăng gấp đôi. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều đó có ý nghĩa gì đối với các mức độ bệnh nặng.

Trên trang web của mình, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng Omicron chiếm 2,9% lượng virus lưu hành, so với 96,8% do Delta, tính đến thời điểm hiện tại.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.