Ô Quý Hồ thay áo mới

Lãnh đạo thị xã Sa Pa đi khảo sát thực tế tại phường Ô Quý Hồ
Lãnh đạo thị xã Sa Pa đi khảo sát thực tế tại phường Ô Quý Hồ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt từ khi địa phương có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và trải nghiệm, diện mạo nông thôn tại phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa (Lào Cai) không ngừng đổi mới.

Phường Ô Quý Hồ cách cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 7 km về phía Đông Nam. Trên địa bàn phường có 2 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 51,1% tập trung tại tổ dân phố 1 và 2. Dân tộc Mông có 137 hộ, 798 khẩu, chiếm tỷ lệ 48,9% dân số của phường, sinh sống tại tổ dân phố số 3.

Ô Quý Hồ là vùng phát triển nông nghiệp chất lượng cao của thị xã Sa Pa, các sản phẩm như: Su su, rau ôn đới, hoa, chè…; nông nghiệp kết hợp với du lịch. Đồng thời cũng là địa bàn có đường Quốc lộ 4D đi qua thuận lợi cho phát triển và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, phát triển dịch vụ, du lịch.

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, phường Ô Quý Hồ (thị xã Sa Pa) đã tập trung phát triển du lịch cộng đồng, cải tạo các tập tục lạc hậu và đảm bảo an ninh trật tự. Qua đó khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa dân tộc Mông và giá trị cảnh quan thiên nhiên của Ô Quý Hồ.

Tính đến nay, trên địa bàn phường Ô Quý Hồ có 9 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có 06 nhà hàng, 03 cơ sở lưu trú, 02 cơ sở dịch vụ ăn uống kết hợp với thăm quan trải nghiệm về cảnh quan, nông nghiệp. Năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, toàn phường đã đón 50.000 lượt khách đến thăm quan, trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ.

Địa phương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông trên địa bànĐịa phương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông trên địa bàn

Địa phương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông trên địa bàn. Nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng và kiến thức về vệ sinh môi trường. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng tại xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa và huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Phường cũng đã vận động người dân thành lập cơ sở sản xuất công cụ lao động và đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống dân tộc Mông để phục vụ sản xuất và làm hàng lưu niệm. Cải tạo nhà ở, trồng hoa tạo cảnh quan môi trường khu vực công cộng, hệ thống giao thông và các nhà dân sinh sống xung quanh các trục đường giao thông.

Nhờ những giải pháp thiết thực, cùng sự nỗ lực cố gắng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân, năm 2022, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường Ô Quý Hồ thực hiện cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện về vật chất và tinh thần; văn hoá xã hội được giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; sự nghiệp giáo dục, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được duy trì. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hệ thống chính trị từng bước được củng cố, chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 26/94 hộ đạt 100% kế hoạch. Số hộ nghèo còn lại là 68 hộ, số cận nghèo 37 hộ.

Giao thông trên địa bàn phường Ô Quý Hồ hôm nay không còn là con đường lởm chởm đá sỏi, nắng bụi mưa lầy nữa mà đã được thay thế bằng con đường bê tông trải dài tít tắpGiao thông trên địa bàn phường Ô Quý Hồ hôm nay không còn là con đường lởm chởm đá sỏi, nắng bụi mưa lầy nữa mà đã được thay thế bằng con đường bê tông trải dài tít tắp

Dẫn chúng tôi đi trên con đường vào tổ dân phố 3 được đổ bê tông sạch sẽ, khang trang vừa hoàn thành, ông Triệu Trọng Bằng - Chủ tịch phường Ô Quý Hồ phấn khởi: So với thời điểm này của năm 2022, con đường này đã giúp nơi đây “lột xác”. Khó khăn nhất là thời điểm năm 2022, khi đó phường bắt đầu nâng cấp cải tạo tuyến đường. Thực hiện chủ trương xây dựng phát triển du lịch, phường đã tổ chức vận động người dân hiến đất làm đường. Tuy nhiên, khi giải phóng mặt bằng, nhiều hộ dân ở đây đã phản đối và nhất quyết không chịu hiến đất. Nhiều trường hợp còn đe dọa, cản trở. Có lúc tưởng chừng không thể hoàn thành được tuyến đường này. Chính quyền địa phương đã phải vào cuộc vận động bằng đủ mọi biện pháp tuyên truyền. Cũng rất may mắn sau nhiều lần vận động, các hộ dân đã đồng tình và đến nay con đường đã hoàn thành và đi vào sử dụng.

Đường hôm nay không còn là con đường lởm chởm đá sỏi, nắng bụi mưa lầy nữa mà đã được thay thế bằng con đường bê tông trải dài tít tắp. Đời sống của người dân cũng ngày càng ấm no, kinh tế phát triển, trình độ dân trí cũng ngày càng được nâng cao. Ô Quý Hồ giờ đây đã thật sự thay áo mới.

Có được như ngày nay, tất cả là nhờ sự nỗ lực cố gắng, đoàn kết của chính quyền và người dân. Trong thời gian tới, phường Ô Quý Hồ sẽ nỗ lực hơn nữa, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Người dân nơi đây mong trong thời gian tới sẽ tiếp tục được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng những khu tái định cư để đảm bảo cuộc sống cho người dân, giúp họ yên tâm sinh sống và lao động, sản xuất.

Đọc thêm

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025

Ban tổ chức tặng hoa các đơn vị nhà sách tham gia Đường sách Hải Phòng 2025
(PLVN) - Tối 19/4, tại Vườn hoa Kim Đồng (đường Trần Hưng Đạo, quận Hồng Bàng), Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng tổ chức khai mạc Đường sách 2025 với chủ đề “Đọc sách – Con đường hướng đến thành công”.

Khởi công xây dựng cầu Giải Phóng 9 tại TP Rạch Giá

Khởi công xây dựng cầu Giải Phóng 9 tại TP Rạch Giá
(PLVN) - Ngày 19/4, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với UBND TP Rạch Giá tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cầu Giải Phóng 9 – công trình giao thông trọng điểm mang ý nghĩa đặc biệt đối với Nhân dân thành phố Rạch Giá và toàn tỉnh Kiên Giang.

Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích nhà Mạc

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích nhà Mạc
(PLVN) - Sáng 19/4, Hải Phòng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy. Sự kiện mang chủ đề “Mạc triều vang bóng - Còn mãi ngàn năm” không chỉ tôn vinh giá trị lịch sử của vương triều Mạc mà còn khẳng định vị thế của thành phố cửa biển trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc...

Quảng Nam còn 88 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Quảng Nam còn 88 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
(PLVN) - Ngày 18/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Theo đó, số lượng xã, phường và thị trấn trên địa bàn tỉnh sẽ giảm hơn 60%, từ 233 đơn vị xuống còn 88.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên và Thái Bình họp bàn triển khai đề án hợp nhất hai tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên và Thái Bình họp bàn triển khai đề án hợp nhất hai tỉnh
(PLVN) - Ngày 18/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình nhằm triển khai các nội dung liên quan đến Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của hai tỉnh theo chủ trương của Trung ương.

Hưng Yên lấy ý kiến cử tri về Đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hưng Yên lấy ý kiến cử tri về Đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
(PLVN) - Nhằm thực hiện đúng quy trình sắp xếp đơn vị hành chính theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 17/4/2025, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp để thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.

Đại sứ Cuba thăm và làm việc tại Tỉnh ủy Hưng Yên

Đại sứ Cuba thăm và làm việc tại Tỉnh ủy Hưng Yên
(PLVN) - Ngày 18/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy đã tiếp và làm việc với ngài Rogelio Polanco Fuentes - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp còn có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Trung tâm công nghiệp văn hóa - Lực đẩy cho sự phát triển của Thủ đô

Trung tâm công nghiệp văn hóa - Lực đẩy cho sự phát triển của Thủ đô
(PLVN) -  Ngày 18/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm lấy ý kiến cho các dự thảo về việc thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa và các khu phát triển thương mại - văn hóa, tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì Hội thảo.