Vấn đề hô hấp:
Khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí, các hạt vật chất đi vào cơ thể thông qua quá trình hô hấp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp hoặc gây ho nặng.
Ảnh hưởng dến phổi:
Hít thở trong môi trường không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài làm gia tăng các vấn đề về phổi. Điều này đã được chứng minh bằng một số nghiên cứu. Điều quan trọng là bạn nên hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm để phổi không bị ảnh hưởng.
Áp lực tới tim:
Mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và các vấn đề về tim mạch ngày càng gia tăng. Ô nhiễm gây ra viêm tim. Nếu không được chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Khi chất ô nhiễm xâm nhập vào phổi, nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn ảnh hưởng đến mạch máu, gây hại cho tim.
Hen suyễn:
Mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây kích ứng đường thở gây khó thở và do đó làm tăng khả năng bị hen suyễn. Ngoài ra đối với những người đã bị bệnh hen suyễn, tốt nhất là nên ở trong nhà và tránh xa những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
Tự kỷ
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai sống ở khu vực nhiều khói bụi nguy cơ sinh con tự kỷ cao gấp đôi nơi khác.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến não thai nhi, theo Reader’s Digest.
Bệnh về xương
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí sức khỏe The Lancet Mỹ, ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ loãng xương hoặc dễ gãy xương.
Suy thận
Các nhà nghiên cứu đã xác định, trong gần 44.793 người mắc bệnh thận có tới 2.483 trường hợp suy thận có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Các phân tử xấu trong không khí xâm nhập vào máu. Thận là cơ quan lọc máu, do đó thận bị ảnh hưởng bởi các thành phần ô nhiễm.
Lão hóa da
Ô nhiễm không khí gây ra sự thay đổi sắc tố da, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các phân tử xấu làm hỏng tế bào da, giảm sức đề kháng của da, gây đồi mồi, đốm xỉn màu, nếp nhăn.