Ở lại Sài Gòn

Ở lại Sài Gòn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Anh quyết định không hoà vào dòng người đang đổ xô về quê trong những ngày tháng đầy biến động này. Anh chọn ở lại, vì thấy mình còn nặng nợ với Sài Gòn...

Anh lấy chiếc áo sơ mi trong tủ ra ủi đi ủi lại. Chiếc sơ mi đẹp nhất của anh, đã treo trong tủ rất lâu, rồi chắc do nhiều lần anh mở tủ lấy đồ, đã rơi xuống chồng đồ bên dưới từ lúc nào. Nó vùi mình trong đống đồ mất trật tự, nhàu nhĩ như một miếng giẻ lau nhà. Thế nên sáng nay, lục tung cả tủ áo để tìm, anh suýt nữa thì không nhận ra.

Sau bao nỗ lực xịt nước, ủi đi ủi lại, cuối cùng chiếc áo cũng đã tương đối phẳng phiu. Anh mặc áo vào, bên dưới vẫn là quần đùi mặc ở nhà. Anh chải đầu tóc gọn gàng, ngồi vào bàn trước laptop, tranh thủ đọc lại một số tài liệu cần thiết cho cuộc phỏng vấn sắp tới. Đúng 3h chiều, ứng dụng liên lạc thấy hình trên máy tính vang lên tiếng chuông báo. Anh đeo tai nghe, bắt đầu cuộc trò chuyện với người tuyển dụng.

30 phút sau, cuộc trò chuyện kết thúc, anh tắt máy rồi thở phào nhẹ nhõm. Một cuộc phỏng vấn đầy hứa hẹn với một công việc anh yêu thích, một mức lương tương đối. Đây đã là cuộc phỏng vấn online lần thứ 3 của anh sau ngày thành phố trở lại cuộc sống bình thường mới. Lần này, anh thấy tràn trề hy vọng khi người tuyển dụng tỏ ra rất hài lòng và hứa 3 ngày sau sẽ thông báo kết quả đến anh.

Anh mở tin nhắn kiểm tra tài khoản. Còn 1,5 triệu đồng, cùng với công việc làm thêm, anh sẽ đủ cầm cự chờ đến ngày nhận việc mới. Tiền thuê nhà anh đã trả hết bằng số tiền một người bạn chuyển cho mượn. Người bạn ấy giờ này đang an toàn ở quê nhà. Nửa tháng trước, bạn anh cùng nhiều người bạn đồng hương khác đã hoà cùng đoàn người, băng đèo Hải Vân về Hà Tĩnh. Cả nhóm thuyết phục nhiều lần nhưng anh đã từ chối. Không phải vì anh sợ hành trình xe máy từ Nam chí Bắc giữa mùa bão miền Trung gian nan bởi hồi sinh viên mới ra trường anh và bạn bè từng thực hiện những chuyến đi phượt còn vất vả hơn thế nhiều.

Cũng không phải vì anh vẫn còn xông xênh. Đã từ hai tháng nay anh nhẵn túi, sống đắp đổi nhờ gia nhập đội quân shipper và vay mượn bạn bè. Nếu hai tháng nữa mà không có việc, anh biết mình sẽ khó lòng mà trụ được lại nơi này thật.

Nhưng, dù thế nào anh vẫn muốn nỗ lực, nỗ lực hết mình để không phải rời xa thành phố. 10 năm trước, từ ngày vác ba lô rời quê đi học Cao đẳng ở Sài Gòn, anh đã nuôi cho mình hy vọng vào một tương lai tươi sáng, đổi đời. Nuôi được bầy em nheo nhóc đi học, bữa cơm nhà thêm thịt, mái nhà dột nát được sửa sang, cha mẹ bớt vất vả.

Ra trường, anh được nhận vào làm quản kho tại một công ty sản xuất hộp gỗ. Nhờ chăm chỉ, anh làm hiệu suất tốt, được tăng lương đều. Mức lương không cao lắm, nhưng với người siêng năng và tiết kiệm như anh, mỗi tháng vẫn dư ra gần 1/2 thu nhập để gửi về cho gia đình. Quả thật là các em vẫn duy trì được việc học, có đứa đã tốt nghiệp trung cấp, đi làm ở Hà Nội, đời sống gia đình ở quê đã được nâng cao hơn.

Nếu không có dịch bùng phát, gia đình ở quê đã ổn anh không còn phải chu cấp quá nhiều, lương sẽ tăng, ắt hẳn đời sống của anh tiếp tục nhiều triển vọng, rồi anh sẽ tiến đến kế hoạch vay mua cho mình một căn chung cư tái định cư. Nhưng mọi kế hoạch tan tành khi dịch bệnh ập đến. Công ty của anh chuyên sản xuất hàng để xuất khẩu, nay rơi vào khó khăn, tạm ngưng hoạt động. Gần 5 tháng trời ở nhà, dù dè sẻn, anh đã tiêu hết những đồng tiền cuối cùng của mình.

Nhưng, dù khó khăn thế, hay hơn thế nữa, anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải rời khỏi Sài Gòn, ngay cả ở những ngày trong túi chẳng còn đồng nào. Anh vẫn nhớ như in cảm giác khi mình bước chân ra khỏi nhà, ngoảnh lại nhìn làng quê nghèo, nhìn mái nhà rách nát, quyết tâm sẽ nỗ lực thoát khổ, đổi đời.

Anh vẫn nhớ thành phố này đã đón anh nồng hậu, đã khiến anh ngỡ ngàng và say mê trong lần đầu đặt chân đến. Thành phố cho anh rất nhiều niềm vui và hy vọng. Một chốn làm việc rất tốt, một dãy nhà trọ mà ai cũng gắn bó lâu, chân tình với nhau. Hàng hủ tiếu đầu ngõ, nơi bác chủ thương anh hiền lành vẫn hay trụng thêm bún, bỏ thêm lát thịt. Quầy bánh mì nóng ngon lành có 12 ngàn một ổ, anh mua ăn mỗi lúc cuối tháng, khi tiền lương đã gửi gần hết về nhà. Những người bạn nơi đây, những con đường quen thuộc. Anh yêu tất cả những gì thuộc về thành phố này, nơi đã sống gần hết quãng thanh xuân của mình.

Trở về quê có thể là lựa chọn hợp lý cho nhiều người, nhưng với anh, với nghề nghiệp chuyên môn của anh không phải là một lựa chọn tốt. Dẫu quê hương là máu thịt, nhớ nhung. Ở lại đây, cho dù trước mắt gian nan, nhưng qua khó khăn sẽ là hy vọng, sẽ là ánh sáng cuối đường hầm. Anh tin rằng, trong những ngày tháng đầy băn khoăn này, sẽ có không ít người chọn như anh, không bước chân lên hành trình trở về.

Anh biết, mình cần thành phố, như cái cây cần bám rễ vào mảnh đất màu mỡ, để có thể sống, vươn lên. Anh cần thành phố, và thành phố cũng đang cần những người con như anh, cho cuộc tái thiết sau cơn khủng hoảng do dịch bệnh.

Anh lựa chọn ở lại vì yêu thương, vì biết ơn, vì nặng nợ ân tình. Anh biết, mảnh đất này luôn có chỗ cho anh.

Tin cùng chuyên mục

NSƯT Trịnh Kim Chi và ban Ái hữu đến thăm và tặng quà các nghệ sĩ tại Viện dưỡng lão Nghệ sĩ. (Ảnh: FB Trịnh Kim Chi)

Hạnh phúc người nghệ sĩ phía sau đèn sân khấu

(PLVN) - Công việc làm từ thiện, là một nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam ta từ lâu đời nay. Việc làm ý nghĩa này, như đã ăn sâu vào trái tim mỗi con người, trong đó, những người nghệ sỹ Việt không phải là ngoại lệ. Từ trước tới nay các lớp văn nghệ sỹ qua từng thời đã và đang nối tiếp nhau trao đi trái tim thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng như một lời tri ân với cuộc đời. Sau ánh đèn sân khấu, họ thêm hạnh phúc khi được cống hiến, lan tỏa điều tốt đẹp tới cộng đồng.

Đọc thêm

“Ngáo quyền lực” trên mạng xã hội

 Vlogger đăng tải quá trình phẫu thuật thẩm mỹ lên mạng xã hội.
(PLVN) -  Một số chủ nhân của các kênh mạng xã hội nổi tiếng, view cao đã có tâm lý “ngáo quyền lực”, từ đó gây ra những hành vi phản cảm, góp phần làm nhiễu loạn môi trường mạng.

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng
(PLVN) -  “Trào lưu” chụp ảnh “tự sướng”, livestream trong đám tang nghệ sĩ nổi tiếng khiến một số người sẵn sàng chen lấn, vỗ tay, reo hò, thậm chí đạp đổ đồ lễ của gia chủ hoặc giẫm đạp lên những ngôi mộ khác. Sự vô cảm dường như gia tăng khi một số người chạy theo mục đích “câu view”, kiếm tiền, thỏa mãn sự hiếu kỳ.

“Chèo 48h”- lan tỏa tình yêu nghệ thuật chèo

Chèo 48h và các em nhỏ tại đình Hào Nam. (ảnh Nguyễn Hằng)
(PLVN) -  Lo ngại các nghệ thuật văn hóa truyền thống bị mai một, “Chèo 48h” đã đưa các bạn trẻ đến với một loại hình văn hóa dân tộc đặc sắc thông qua các hoạt động tương tác hấp dẫn, mới lạ, hòa hợp giữa dân gian và hiện đại. Sau 8 năm hoạt động, “Chèo 48h” đã gặt hái nhiều thành công.

Đặc sắc Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn

Chùa Bà tọa lạc tại thôn An Hòa (ảnh: Dũng Nhân).
(PLVN) - “Tháng giêng xem hội chùa Ông/ Mà lòng nhấc nhổm chờ mong hội Bà/ Ai đi buôn bán nơi xa/ Lo về kịp hội quê nhà thường niên”. Hội Bà chính là Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn lưu truyền từ thuở cảng thị Nước Mặn còn phồn vinh đến giờ.

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc
(PLVN) -  Công cuộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản không chỉ là sứ mệnh của Nhà nước mà là của toàn dân. Nhà nước và nhân dân cũng tham gia bảo vệ, phát triển các giá trị quý báu của văn hóa dân tộc, điều này đã được thể hiện rõ trong Đề cương về văn hóa năm 1943 và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Đảng và Nhà nước ta.

Khi ballet kết hợp với dân gian Việt

Sự độc đáo của vở vũ kịch Đông Hồ khi truyền thống hội hoạ dân gian kết hợp cùng nghệ thuật cổ điển và đương đại của thế giới.(ảnh Nhà hát Vũ kịch Việt Nam).
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt, qua sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống hay sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

Phát triển thương hiệu du lịch Việt qua điện ảnh

Trường quay phim tại Ninh Bình đã trở thành điểm đến hút khách du lịch.
(PLVN) - Việt Nam có thiên nhiên phong phú, bối cảnh đẹp và đa dạng là chất liệu tuyệt vời cho ngành điện ảnh trong và ngoài nước. Mặt khác, nền điện ảnh đầy triển vọng cũng được xem là một kênh quảng bá du lịch hữu hiệu. Dù vậy, việc khai thác mối liên kết giữa du lịch và điện ảnh vẫn còn là tiềm năng bỏ ngỏ.

Bài 2: Thú chơi cổ vật và góc nhìn từ pháp luật

Giám đốc Sở VH-TT TP HCM tặng hoa các nhà sưu tầm Đông Nhựt, Việt Hùng, Nguyễn Thị Tuyết, Chí Thanh. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử TP HCM)
(PLVN) -  Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022). Điều đáng nói, trong đó có nhiều hiện vật, nhóm hiện vật đang được lưu giữ tại các bộ sưu tập tư nhân. Điều này cho thấy việc tư nhân sưu tập cổ vật vẫn là dòng chảy mạnh mẽ và rất cần hoàn thiện pháp luật trong công tác quản lý để tiếp tục phát triển.

Bài 1: Phát triển bảo tàng tư nhân - chuyện không của riêng ai

Bảo tàng Làng chài xưa có hướng đi phù hợp, thu hút lượng khách lớn đến tham quan hàng tuần.
(PLVN) -  LTS: Trong dòng chảy của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa của cha ông, không thể thiếu sự đóng góp của nhiều cá nhân thông qua các hoạt động sưu tầm, lưu giữ cổ vật cũng như phát triển bảo tàng tư nhân. Tuy nhiên, cùng với tâm huyết vì tình yêu với di sản, họ cũng luôn mong muốn tình yêu ấy không bị mài mòn bởi gánh nặng cơm áo. Vì thế, ngoài nỗ lực tự thân thì sự hỗ trợ hợp lý của cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như hàng lang pháp lý hanh thông là vấn đề vô cùng quan trọng.

Lâm Đồng có đại bảo tháp kinh luân lớn nhất thế giới

Tháp kinh luân tại Lâm Đồng xác lập kỷ lục lớn nhất thế giới.
(PLVN) -  Bảo tháp kinh luân được làm bằng đồng tinh khiết - dát vàng 24k với trọng lượng 200 tấn, cao 37,22m, đường kính 16,53m tại không gian văn hoá tâm linh Phật giáo Kim cương thừa tại Santen Hills Dalat (thôn Kambute, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) chính thức được xác lập kỷ lục là bảo tháp kinh luân lớn nhất thế giới.