“Ở đất nước chúng tôi, ra ngõ gặp anh hùng”

Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy huyền thoại
Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy huyền thoại
(PLVN) - Ngày 22/9/2019, có một anh hùng vĩ đại vừa nằm xuống. Người anh hùng Nguyễn Văn Bảy, quê lúa Lai Vung, Đồng Tháp đã lìa xa trần thế. Người nông dân ấy đã từng khiến không lực quốc gia hùng hậu, nước Mỹ khiếp đảm, thế giới vì nể do đã bắn hạ 7 máy bay Mỹ và ông được chúng ta định danh là huyền thoại ngay cả khi sống. Và hết chiến tranh lại trở về với ruộng đồng chân chất, là ông “hai Lúa” hào sảng của đất sen hồng… 

Từ chàng 17 tuổi học hết lớp 3

Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa là con thứ bảy trong gia đình.. Ông sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Năm 1953 (17 tuổi), ông bị ba mẹ ép cưới vợ. Không muốn lập gia đình sớm, ông trốn ba mẹ tham gia cách mạng. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1960, ông Bảy là một trong số rất ít người được chuyển từ sư đoàn bộ binh sang không quân, rồi được chọn đi học lái máy bay phản lực ở Liên Xô.

Trước đó, do học chưa hết lớp 3, ông phải học ở Trường bổ túc văn hóa Lạng Sơn và được phổ cập từ lớp 4 lên lớp 10. Tháng 4/1965, ông hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp trở về nước, đáp máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Ông được phân công vào biệt đội MIG 17 chuẩn bị phản ứng nhanh khi máy bay địch xâm nhập bầu trời Hà Nội.

Từ năm 1965 -1967, phi công Nguyễn Văn Bảy tham gia vào 13 trận đánh khốc liệt trên bầu trời miền Bắc, tiêu diệt 7 máy bay hiện đại, tối tân của Mỹ lúc bấy giờ như: Thần sấm F105, con ma F4H hay thập tự quân F8C...

Với chiến công lẫy lừng ấy, ông là 1 trong 3 phi công đầu tiên của Việt Nam được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào năm 1967. Lúc này ông 31 tuổi mang quân hàm thượng úy binh chủng Phòng không- Không quân.

Điều tự hào và niềm hạnh phúc cả đời của một sĩ quan cao cấp không quân là ông vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần. Ông Bảy đã 7 lần được thưởng 7 chiếc Huy hiệu Bác Hồ về những chiến công đặc biệt xuất sắc. 

Tháng 4 năm 1966, ông tổ chức đám cưới với bà Trần Thị Niên là đồng hương, học sinh miền Nam tập kết ở sân bay Cát Bi. 

Ngày 1/1/1967, ông được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam. Khi được tuyên dương, mang cấp bậc Thượng úy, Đại đội phó Đại đội 1 không quân, thuộc Trung đoàn 923, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân (PK-KQ).

Thời gian sau đó, ông dần được thăng lên hàm Đại tá và giữ nhiều chức vụ trong Quân chủng như Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.

Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia.

“Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

 Năm 1990, đang làm Phó Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ, ông Bảy viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ông bảo: “Đủ rồi, giao lại cho lớp trẻ. Tao muốn về quê cày ruộng”. Nói sao làm vậy. Rời quân ngũ sau 40 năm chinh chiến, với những chiến công lẫy lừng, ông Bảy “bỏ phố về làng”, đưa người bạn đời đồng hương cùng tập kết ra Bắc năm 1954 về quê sống như những người dân quê thực thụ. Cứ như chưa từng có những ngày quần nhau với máy bay Mỹ trên bầu trời Võ Nhai, Chí Linh, Nam Hà, Đức Giang, Kiến An... 

Xa quê gần nửa thế kỷ, ông Bảy “tập lại làm lão nông”. Vụ lúa đầu tiên bội thu. Ông Bảy chở 5 giạ lúa mới đi xát thành gạo rồi kêu xe đưa thẳng đến trường Trẻ em khuyết tật tặng các cháu. Không chỉ trồng lúa giỏi, ông Bảy còn nổi tiếng “có tay” nuôi chim, cá và trồng khoai mì. Năm 2011, ông Bảy giới thiệu củ khoai mì nặng trên 20kg - sản phẩm “cây nhà lá vườn” của ông.

Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy
Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy

Đến nỗi nhiều đoàn cựu chiến binh - phi công Mỹ đến thăm nhà, gặp ông, không ai nghĩ ông già nông dân rặt Nam bộ này là đối thủ của mình trên bầu trời miền Bắc Việt Nam những năm chiến tranh. Cuối năm 2015, khi gặp ông, Thiếu tá phi công Hải quân Charlie Plumb, người từng đụng độ với ông tại Quảng Yên ngày 24/4/1967 tỏ ra ngỡ ngàng.

Viên cựu phi công Mỹ không nghĩ người bắn hạ các máy bay của Không lực Hoa Kỳ được mệnh danh “bất khả chiến bại” lại là một ông già bình dị, hóm hỉnh. Nhiều cựu binh Mỹ hỏi ông, sao lại lựa chọn cuộc sống bình dị đến vậy? Ông cười: “Ở đất nước chúng tôi, ra ngõ gặp anh hùng”.

Ông Bảy để râu là để tưởng nhớ Bác Hồ. Sinh thời, Bác Hồ rất yêu quý các chiến sĩ phi công, đặc biệt phi công người miền Nam, trong đó có ông Bảy. Bác nói, những người dũng cảm, lập công xuất sắc, nhiều kinh nghiệm như phi công Nguyễn Văn Bảy cần giữ lại làm cán bộ huấn luyện. Bởi nếu để ông Bảy tiếp tục lái máy bay chiến đấu mà hy sinh thì Bác có lỗi với đồng bào miền Nam lắm! Bác muốn bà con miền Nam được đón ông Bảy trở về, như một huyền thoại bằng xương, bằng thịt…

Trong cuốn Hồi ký 50 năm Không quân nhân dân Việt Nam (NXB QĐND, 2005), ở chuyện kể của anh hùng Nguyễn Văn Bảy (nhà văn Đoài Hoài Trung ghi), ông kể lần đầu tiên ông gặp Bác Hồ là lúc huấn luyện cơ bản xong, chuẩn bị sang Trung Quốc học lái máy bay của tốp phi công Việt Nam đầu tiên vào năm 1958.

Bác đến, ân cần thăm hỏi từng cán bộ, chiến sỹ đang chuẩn bị lên đường học phi công và hỏi: “Chú nào quê ở miền Nam đi học lái máy bay đợt này?”, ông cùng các anh em miền Nam giơ tay. Bác Hồ động viên: “Các chú phải cố học thành tài, để sau này thống nhất nước thì lái máy bay chở Bác về thăm đồng bào miền Nam. Đồng bào thấy con em mình ra miền Bắc được ăn học thành phi công thì chắc sẽ vui mừng lắm”. Lời dặn thiêng liêng của Bác khi đó, ông Bảy ghi sâu vào trong tim.

 “Tôi có một câu chuyện muốn kể cho Bác nghe rằng trước khi tập kết ra Bắc, tôi có cùng anh chị em đi làm cỏ, sửa sang lại mộ cho cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh. “Ngày ấy, mọi người đã nói với nhau sau này ra miền Bắc sẽ kể tỉ mỉ việc ấy cho Bác nghe, nhưng thật không ngờ cơ hội ấy mãi mãi không còn, vì Bác đã mãi mãi ra đi vào ngày 2/9/1969”, ông tiếc nuối.

Ông Bảy là người đứng trực bên linh cữu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày lễ tang Bác. Và ông cũng là người dẫn đầu 12 chiếc máy bay trên Quảng trường Ba Đình trong lễ chào tiễn biệt Bác. Ông kể lại trong sách: “Đứng trực linh cữu của Người mà tôi không kìm được nước mắt vì ân hận còn chưa làm tròn lời hứa đồng đội gửi gắm, nói cho Bác tấm lòng của bà con miền Nam với cụ Phó bảng và với Bác”.

Vĩ thanh

Trung tướng Phạm Phú Thái, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ, tác giả hai tập tự truyện Lính bay, chia sẻ: “Phải có một tinh thần thép để đối chọi với kẻ địch luôn đông hơn mình gấp nhiều lần, quây mình từ mọi phía và xả đạn cũng từ mọi phương. Và dù được phong anh hùng từ sớm sau đó làm cán bộ chỉ huy, làm đại biểu Quốc hội nhưng ông sống giản dị, chan hoà với anh em chiến sỹ, cấp dưới...”.

Những ngày gần đây, biết tin anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy bất ngờ đổ bệnh, nhiều cựu phi công Mỹ đã lo lắng gửi điện hỏi thăm, nhờ Trung tướng Phạm Phú Thái đăng lên Facebook. “Kỷ lục của ông trong thời chiến là phi thường, chắc chắn ông sẽ luôn đứng đầu trong các phi công của mọi thời đại.

Nhưng những nỗ lực của ông trong hòa bình và hòa giải có thể còn quan trọng hơn nữa khi tình bạn giữa các nước chúng ta và giữa các đối thủ trước đây đã phát triển. Biết ông, đối với bản thân tôi là một điều đặc biệt trong cuộc đời. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ông những điều tốt lành”, Rick Hartnack, cựu Thuyền trưởng USMC và người hỗ trợ F-4 với phi công Charlie Tutt đã viết như vậy…

Có thể nói, không phải vì ông là phi công duy nhất trên thế giới chỉ với loại MIG-17 cổ lỗ bắn rơi tới 7 máy bay hiện đại Mỹ. Không phải vì suốt những trận không chiến ông không phải nhảy dù thoát thân lần nào, dù có lần máy bay của ông dính tới 82 mảnh tên lửa.

Không phải vì ông là phi công hạng ACE hiếm hoi của Việt Nam và thế giới kể từ sau Thế chiến thứ Hai trở lại đây. Cũng không hẳn vì tên ông được chọn đặt cho một đường phố ở Nha Trang từ lâu khi ông vẫn còn sống, điều gần như chưa từng xảy ra…

Cuộc chiến tranh vệ quốc của chúng ta đã đưa những thanh niên nông dân như Nguyễn Văn Bảy cùng rất nhiều trai làng lam lũ khác trở thành những phi công chiến đấu lừng danh. Chúng ta có một thế hệ để kiêu hãnh! Đất nước của chúng ta hôm nay là tập hợp của những trang sử hào hùng và đẫm máu.

Sự ra đi của anh hùng, Đại tá Nguyễn Văn Bảy không chỉ là sự ra đi của một nhân vật lịch sử mà còn là khoảng trống không thể bù đắp được cho một thế hệ huyền thoại, một thế hệ ưu tú đã và đang dần khuất bóng theo quy luật của thời gian… Có một anh hùng huyền thoại vĩ đại như thế vừa bay về trời… 

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Đọc thêm

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.