Nuốt vướng sau bữa thịt vịt, cô gái trẻ nhập viện

Bác sĩ nội soi thực quản - dạ dày để tìm dị vật.
Bác sĩ nội soi thực quản - dạ dày để tìm dị vật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi ăn thịt vịt, cô gái trẻ ở Hà Nội thấy nuốt vướng, đau tức ngực, nữ bệnh nhân đi khám chuyên khoa tai mũi họng 3 lần nhưng không tìm thấy dị vật...

Bác sĩ - Thiếu tá Phạm Thị Việt Anh, Phó trưởng Khoa Nội tiêu hoá (Bệnh viện 19-8) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nữ 31 tuổi (Hà Nội) bị hóc xương vịt vào cấp cứu.

Trước đó, bệnh nhân ăn thịt vịt, sau ăn thấy nuốt vướng, nuốt khó, đau tức ngực, đã đi khám chuyên khoa tai mũi họng 3 lần nhưng không tìm thấy dị vật.

Sau 9 ngày, bệnh nhân thấy nuốt vướng tăng lên, nuốt nghẹn và đau tức ngực nhiều, không ăn uống được. Bệnh nhân đi khám chuyên khoa tai mũi họng 3 lần nhưng không tìm thấy dị vật.

Đến khám tại Bệnh viện 19-8, bệnh nhân được chỉ định nội soi thực quản - dạ dày. Khi nội soi bác sĩ thấy dị vật đâm sâu vào thành thực quản nghi thủng và rò khí quản, nên đã chỉ định chụp CT lồng ngực. Kết quả chụp dị vật cản quang kích thước 2x3 cm, đâm xuyên qua thành thực quản, khí quản và thực quản thâm nhiễm xung quanh.

Rất may, dị vật chưa bị rò sang khí quản và người bệnh được gắp dị vật an toàn qua nội soi. Sau gắp được 1 mảnh xương lớn, phức tạp, tại chỗ cắm của đầu xương vết loét rỉ máu và chảy mủ.

Người bệnh được theo dõi sát, dùng thuốc nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, sau 4 ngày ổn định và được xuất viện.

Qua đây các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế nói chuyện, cần cẩn thận với những thức ăn khó tiêu hoá, nếu có xương thì nên gỡ bỏ trước khi ăn…

Khi bị hóc dị vật không nên tự lấy dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và lựa chọn phương pháp lấy dị vật an toàn.

Trước đó ngày 21/6, Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình cũng tiếp nhận một bé trai 10 tháng tuổi ăn cháo hầm xương bị sặc, đến viện cấp cứu trong tình trạng thở rít, môi tím. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện có một mảnh xương lớn dưới hạ thanh môn gây che lấp hoàn toàn đường thở của trẻ.

Lập tức bệnh viện đã huy động toàn bộ các ca trực cấp cứu, tai mũi họng, gây mê, tiến hành mở khí quản cấp cứu bệnh nhân tại giường.

Sau khi được mở khí quản, bệnh nhi chuyển thở máy và truyền gây mê để gắp dị vật, sau đó tiếp tục được hỗ trợ hô hấp. Sau 2 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã tạm ổn.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.