Nuôi thành công em bé sinh non nặng 400g

Sau 4 tháng điều trị, bé gái phát triển bình thường với cân nặng 2,1kg và có thể tự bú mẹ. Ảnh: BVCC
Sau 4 tháng điều trị, bé gái phát triển bình thường với cân nặng 2,1kg và có thể tự bú mẹ. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bé gái chào đời khi mới 26 tuần thai, nặng 400g, sau 4 tháng được điều trị tận tình, bé cán mốc cân nặng 2100g. Đây là em bé sinh non nhẹ cân nhất được Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chăm sóc và điều trị thành công.

Mẹ bé, chị L.T. T (32 tuổi, Thanh Hóa) có tiền sử sản khoa nặng nề, từng sảy thai và sinh non nhiều lần, lần mang thai này là lần thứ 7.

Trong thai kỳ, chị T. bị tiền sản giật nặng, thai nhi có tình trạng suy dinh dưỡng trong tử cung, cạn ối. Từ tuần thai 21, các bác sĩ đã chỉ định truyền ối cứu thai nhi. Đến tuần 26, tình trạng tiền sản giật của người mẹ ngày càng nặng nề, thai nhi đối diện nguy cơ mất tim thai nên gia đình có nguyện vọng đình chỉ thai nghén với mục đích chính là cứu người mẹ.

Mọi thứ được chuẩn bị tốt nhất để đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Bác sĩ sơ sinh sẵn sàng đón bé, máy thở cũng được chuẩn bị sẵn.

Sản phụ được gây chuyển dạ sinh thường và em bé sinh ra trong 1 hình hài nhỏ xíu, chỉ nặng 400g. Trong quá trình hồi sức sơ sinh ngay tại phòng sinh, các bác sĩ đã giải thích với gia đình để xác định tâm lý rằng em bé khó có thể qua khỏi.

Sau khi được bóp bóng hồi sức tích cực 20 phút, da bé đã hồng hơn, bé có phản xạ tay chân, mở mắt. Bé nhanh chóng được chuyển về khoa Sơ sinh nằm lồng ấp, một cuộc hành trình bền bỉ bắt đầu.

Về hô hấp, rất may em bé không cần thở máy xâm nhập mà chỉ cần thở CPAP 1,5 tháng rồi chuyển thở oxy.

Thông thường trẻ sinh non ở tuần thai 26 có cân nặng khoảng 600-700g, tuy nhiên bé gái này bị suy dinh dưỡng chỉ nặng 400g, lọt thỏm trong lòng bàn tay của các bác sĩ. Với một cơ thể quá bé như vậy, việc lấy ven vô cùng khó khăn nên bé được truyền dịch nuôi dưỡng bằng kỹ thuật longline, đặt tĩnh mạch rốn và động mạch rốn để thuận tiện cho việc xét nghiệm. Trong quá trình điều trị, có lần bé bị nhiễm khuẩn nặng, phải điều trị 1 đợt kháng sinh.

Rất may mắn, bé đáp ứng thuốc và qua được giai đoạn nhiễm khuẩn nặng nhất. Trẻ sinh non thường có tình trạng thiếu máu nên bé được truyền máu định kỳ 3 tuần/lần. Được các bác sĩ, các cô điều dưỡng, hộ sinh tận tình chăm sóc, cứ thế tiếp nối mỗi ngày, tình trạng sức khỏe của bé được cải thiện dần.

Là thành viên nhẹ cân nhất trong ngôi nhà sinh non, em bé được điều trị đặc biệt trong một môi trường an toàn với điều kiện chăm sóc gần nhất với cơ thể của người mẹ, từ nhiệt độ, độ ẩm đến ánh sáng, âm thanh.

2 tháng sau, cân nặng của bé tăng lên 1200g, khi tình hình sức khỏe ổn định khá tốt về mọi mặt, bé được chuyển ra ngoài để được ấp Kangaroo với mẹ như các em bé khác. Từ ngày được cảm nhận hơi ấm, tình yêu thương trong vòng tay mẹ, bé phát triển rất nhanh và ổn định. Sau 4 tháng điều trị, bé gái đã phát triển bình thường với cân nặng 2.1kg và có thể tự bú mẹ.

Đây là trường hợp em bé non tháng có cân nặng nhỏ nhất tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được cứu sống.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.