Nuôi nhốt gấu lấy mật: Hà Nội vẫn là “điểm nóng”

Nuôi nhốt gấu lấy mật: Hà Nội vẫn là “điểm nóng”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 25/6/2021, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận và chuyển giao 3 cá thể gấu từ hộ nhà bà Nguyễn Bích Thúy (đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đến Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam - Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Đây là 3 cá thể nuôi nhốt cuối cùng trên địa bàn, chính thức đưa Lạng Sơn trở thành địa phương thứ 40 trên cả nước không có gấu bị nuôi nhốt lấy mật tại Việt Nam.

Theo hồ sơ ghi nhận, hộ gia đình bà Thúy đã nuôi nhốt gấu từ nhiều năm trước và được đăng ký quản lý cùng gắn chíp quản lý theo chương trình của Chính phủ. Tuy nhiên, ngày 26/11/2019, Đoàn kiểm tra - gắn chíp quản lý gấu với sự tham gia của đại diện Chi cục Kiểm lâm vùng I, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn và Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới (World Animal Protection) không phát hiện chíp quản lý trên một trong tổng số 3 cá thể gấu đang được nuôi tại cơ sở và lập biên bản về vụ việc trên.

Từ thời điểm đó, Chi cục kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng có liên quan thường xuyên trao đổi, vận động gia đình bà Thúy chuyển giao gấu cho Nhà nước và tránh các hậu quả pháp lý đáng tiếc đối với gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Chính quyền tỉnh Lạng Sơn luôn coi trọng công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung và việc quản lý, bảo vệ gấu nói riêng. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về trường hợp này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan và các tổ chức bảo tồn thường xuyên vận động, tuyên truyền tới chủ gấu để có thể chuyển giao 3 cá thể gấu cuối cùng tại Lạng Sơn về với trung tâm cứu hộ. Chúng tôi tin tưởng rằng các cá thể gấu này sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn tại trung tâm cứu hộ”.

Chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu tại Việt Nam là một nhu cầu và xu thế tất yếu. Hoạt động nuôi nhốt gấu không được Nhà nước khuyến khích do tất cả các cá thể gấu có nguồn gốc bất hợp pháp, việc nuôi nhốt gấu không những không mang lại lợi ích cho người dân mà còn đẩy các loài động vật hoang dã (ĐVHD) đến con đường tuyệt chủng và tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, để chấm dứt được hoạt động nuôi nhốt gấu đòi hỏi nỗ lực rất nhiều của các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các dấu hiệu vi phạm về gấu, đặc biệt tại các cơ sở nuôi nhốt gấu và tăng cường tuyên truyền, thuyết phục chủ nuôi chuyển giao gấu cho Nhà nước.

Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), tính tới thời điểm hiện tại 6/2021, cả nước vẫn còn 346 cá thể gấu bị nuôi nhốt trong các cơ sở tư nhân. Đặc biệt, thành phố Hà Nội đang là điểm nóng nhất về nuôi nhốt gấu với 161 cá thể, chiếm khoảng 46,5% tổng số gấu bị nuôi nhốt trên cả nước.

Một số cơ sở nuôi nhốt gấu ở Thủ đô có dấu hiệu buôn bán mật gấu và các dấu hiệu vi phạm pháp luật về ĐVHD khác nhưng vẫn chưa bị xử lý triệt để. Bên cạnh đó là các địa phương còn một hoặc hai cá thể gấu cuối cùng như: Long An, Sơn La, Hà Nam, Yên Bái, Hưng Yên và Thái Nguyên...

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.