Từ trong bếp nhìn ra, thấy tôi đang đút xoài cho con ăn, vợ tôi chạy lại giằng miếng xoài ra khỏi miệng con, hốt hoảng: “Trời ạ, không được cho con ăn xoài!".
Vợ tôi làm kế toán, tính tình cẩn thận, chăm con rất cầu kỳ, nhưng lại là cầu kỳ theo chủ quan cô ấy, không cần biết cách đó có khoa học không, hợp lý không. Khi con đã sang tháng thứ ba, cô ấy vẫn tắm và rửa cho con bằng nước đã lọc và đun sôi trong năm phút. Quần áo con trước khi mặc, dù đã phơi nắng cả ngày nhưng vẫn phải ủi rất kỹ “để diệt hết vi khuẩn”.
Vợ tôi làm kế toán, tính tình cẩn thận, chăm con rất cầu kỳ, nhưng lại là cầu kỳ theo chủ quan cô ấy, không cần biết cách đó có khoa học không, hợp lý không. Khi con đã sang tháng thứ ba, cô ấy vẫn tắm và rửa cho con bằng nước đã lọc và đun sôi trong năm phút. Quần áo con trước khi mặc, dù đã phơi nắng cả ngày nhưng vẫn phải ủi rất kỹ “để diệt hết vi khuẩn”.
Con năm tháng vẫn chưa cho bế ra ngoài trời vì sợ cảm lạnh, phòng con lúc nào cũng kín mít, không ánh sáng. Hễ ai nói cái gì đó không tốt cho mẹ, cho trẻ, không cần phân tích đúng sai, cứ thế là cô ấy nghe theo. Như việc không cho con ăn xoài nói trên chẳng hạn, con người bạn bị ngộ độc chỉ là xác suất rất nhỏ và có thể gặp với bất cứ loại hoa quả, thức ăn, đồ uống nào, nhưng cô ấy vẫn khăng khăng “phòng hơn chữa, tốt nhất là đừng đụng đến những thứ đó”.
Chính vì sự khắt khe, cứng nhắc của vợ mà việc nuôi con của chúng tôi trở nên vất vả, mệt mỏi hơn rất nhiều gia đình khác. Cô ấy cho rằng tôi là đàn ông, làm sao rành việc nuôi con bằng phụ nữ. Tôi đồng ý là kinh nghiệm thực tế tôi chưa có, nhưng tôi làm việc trong ngành xuất bản sách, công việc bắt buộc phải đọc khá nhiều những sách nuôi dạy con nên tôi cũng nắm được những kiến thức cơ bản một cách rõ ràng, khoa học.
Con gái tôi chưa đến hai tuổi mà đã có những dấu hiệu cảnh báo về vấn đề ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe. Tôi thực sự lo ngại nếu cứ tiếp tục để vợ toàn quyền quyết định cách nuôi dạy con, nhưng can thiệp thì chỉ có nước cãi nhau. Cuối cùng, tôi nghĩ ra cách nói với bạn cô ấy, người mà vợ tôi vẫn tin tưởng, về những đúng sai của cô ấy trong việc nuôi con nhỏ. Người ngoài, lại là một người cũng đang làm mẹ thì lời nói bao giờ cũng lọt tai hơn.
Con gái tôi chưa đến hai tuổi mà đã có những dấu hiệu cảnh báo về vấn đề ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe. Tôi thực sự lo ngại nếu cứ tiếp tục để vợ toàn quyền quyết định cách nuôi dạy con, nhưng can thiệp thì chỉ có nước cãi nhau. Cuối cùng, tôi nghĩ ra cách nói với bạn cô ấy, người mà vợ tôi vẫn tin tưởng, về những đúng sai của cô ấy trong việc nuôi con nhỏ. Người ngoài, lại là một người cũng đang làm mẹ thì lời nói bao giờ cũng lọt tai hơn.
Có những vấn đề ngoài sức của người bạn, tôi đề nghị thẳng với vợ là cả hai vợ chồng cùng đến hỏi bác sĩ. Vợ tôi đồng ý cách này. Trước mặt các chuyên gia dinh dưỡng, tôi đặt ra lại những câu hỏi, tình huống mà chúng tôi đã gặp, đã ứng phó rồi xin được tư vấn. Nghe những người có trình độ chuyên môn phân tích, vợ tôi mới chịu thừa nhận thời gian qua mình đã quá máy móc.
Thấy cách này hiệu quả, tôi làm bước tiếp theo, là mang về nhà những cuốn sách về nuôi dạy, chăm sóc con của các tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới, “bắt” cô ấy đọc. Đã không chịu nghe chồng nói thì chỉ còn cách phải đọc sách, đọc báo, dù vợ tôi là người rất ngại đọc.
Bây giờ, tuy đôi lúc vợ tôi vẫn cố bao biện cho những hạn chế của mình, nhưng tôi biết trong thâm tâm cô ấy đã và đang điều chỉnh cách nhìn nhận, ứng xử của mình, không chỉ đối với việc nuôi con mà cả nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. “Tự nhận thức” là một quá trình, tiến triển được chừng đó cũng đủ khiến tôi vui lắm rồi.
Theo Phụ nữ