Nuôi chim yến hoang dã trong khu dân cư: Vẫn quản lý kiểu "mạnh ai nấy làm"

Cơ sở nuôi chim yến ở tổ dân phố 7, P Ia Kring, TP Pleiku
Cơ sở nuôi chim yến ở tổ dân phố 7, P Ia Kring, TP Pleiku
(PLO) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai rộ lên phong trào nuôi chim yến. Tuy tạo thêm thú vui và công ăn việc làm cho những hộ nuôi chim yến song cũng có những hệ lụy xã hội, nhất là về an toàn dịch bệnh vì chim yến là loại chim hoang dã rất dễ mang những loại vi rút cúm gia cầm lây nhiễm sang người và các loại súc vật, động vật khác. 

Phong trào “dẫn dụ chim yến hoang dã vào nhà cao tầng làm tổ”

Qua quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay những cơ sở nuôi chim yến ở trong khu dân cư đông người như: TP Pleiku (đường Nguyễn Tất Thành, đường Trường Chinh thuộc Phù Đổng hoặc bên đường Nguyễn Văn Cừ thuộc tổ dân phố 7, phường Ia Kring...); ngã ba Cheo Reo và thôn Bầu Zút thuộc thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê; các tổ dân phố thuộc thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai; ở thôn Đồng Tâm, xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông... đều mang tính tự phát theo phong trào, chăn nuôi theo kiểu lắp đặt hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến hoang dã vào nhà cao tầng làm tổ ở nên độ rủi ro khá cao, chưa kể mặt trái của hoạt động này là gây ra những khó khăn đối với công tác quản lý nhà nước; ảnh hưởng đến tiếng ồn, trật tự, vệ sinh môi trường.

Nhiều người đang làm nghề nuôi chim yến lâu năm thường ví nghề này là nghề mạo hiểm, nghề đánh bạc với trời đất... Anh Hoàng Tuấn (tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) chia sẻ: trong khi giá các mặt hàng nông sản giảm sâu, giá trị các vật nuôi bấp bênh qua nhiều năm thì nghe thông tin các sản phẩm từ chim yến tự nhiên rất cao nên nhiều hộ ở thị trấn Ia Kha đã tự đi tìm hiểu, bảo nhau đầu tư xây nhà cao tầng nuôi chim yến. Riêng gia đình anh Tuấn, qua 02 năm gây nuôi mới có đàn chim yến khoảng hơn 300 con và đã có thu một ít tổ yến để sử dụng trong nhà, chưa có các sản phẩm bán ra ngoài. 

Tuy vậy, anh Tuấn đang quan ngại đàn chim yến phát triển sẽ gây ra nhiều tiếng ồn, làm rơi vãi lông chim, phân chim sang các nhà ở lận cận, dễ làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm. Nếu đàn chim yến phát triển hơn nữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình Tuấn sẽ đầu tư xây cất nhà nuôi chim yến mới ra hẳn ngoài khu dân cư, đảm bảo môi trường sinh thái, không vi phạm pháp luật. 

Tăng cường tuyên truyền, quản lý để phòng dịch bệnh

Trước những vấn đề của việc nuôi chim yến tự phát trên địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị các địa phương triển khai thực hiện theo các Công văn của Sở về việc hướng dẫn tạm thời quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các cơ sở nuôi chim yến phải có trách nhiệm đăng ký hoạt động theo những quy định tại Nghị định số 66/2016/NĐ-CP (ngày 01/7/2016) của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; xây dựng cơ sở nuôi chim yến phải đảm bảo môi trường an toàn, sử dụng các thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi ben A, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của chim yến, thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng nhà nuôi và xử lý các chất thải theo đúng các quy định...

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Hồng Quang - Trưởng phòng Kinh tế TP Pleiku thừa nhận: "Thời gian gần đây, rất nhiều gia đình ở các phường, xã đã đầu tư tiền tỷ nuôi chim yến tự nhiên, nhưng giá cả, thu nhập thì chưa ai nắm hết, chỉ thấy nhiều người ở gần cơ sở nuôi chim yến than phiền tiếng ồn, vệ sinh, an toàn và lo ngại về loại chim hoang dã này có thể lây nhiễm dịch bệnh như các vùng miền khác. Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con phát triển bền vững nên nuôi chim yến ở những vùng có không gian rộng, có khí hậu trong lành, có nhiều thức ăn cho loại chim này; không nên nuôi nó trong khu dân cư, dễ phát sinh những mặt trái của vấn đề". 

Những quy định của Nhà nước đã ban hành, đã có hiệu lực pháp luật và các cấp, các ngành cũng đã hướng dẫn mọi người thực hiện; nhưng thực tế công tác quản lý các hoạt động chăn nuôi, công tác kiểm tra vệ sinh thú y và công tác phòng, chống các loại dịch bệnh tại các cơ sở nuôi chim yến còn rất nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến tình trạng "mạnh ai nấy làm".

Ông Đặng Văn Linh - Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Sở vẫn chưa có danh sách đầy đủ những hộ đăng ký nuôi chim yến trên địa bàn. Tuy vậy, trong các cuộc họp, lãnh đạo Sở vẫn luôn quán triệt việc tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý các cơ sở chăn nuôi chim yến hoang dã, chủ động-phòng chống các loại dịch bệnh, tránh những hậu quả xã hội có thể xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Đọc thêm

Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.