Nước mắt muộn của tên trộm rút kháng cáo trước giờ xét xử

Chờ không thấy người thân đến tòa, bị cáo Mạnh viết đơn rút kháng cáo
Chờ không thấy người thân đến tòa, bị cáo Mạnh viết đơn rút kháng cáo
(PLO) - “Em tưởng rằng lần xử này, em được gặp mẹ, các em và nhất là đứa con gái. Nhưng chờ mãi  không có ai đến", Trần Thế Mạnh (SN 1987, ngụ xã Bồ Đề, Bình Lục, Hà Nam) rụt rè xin rút lại đơn kháng cáo trong nước mắt…
Phút thật lòng hé lộ nguyên nhân kháng cáo
Bên ngoài hành lang phòng xử, Mạnh trần tình trước quyết định “vào giờ G” của mình, trong tiếng khóc và những giọt nước mắt ân hận:  “Em viết đơn xin mở phiên tòa phúc thẩm là do mong gặp được người thân. Tưởng rằng lần xử này, em được gặp mẹ, các em và nhất là đứa con gái. Nhưng chờ mãi  không có ai đến, em đành xin rút đơn kháng cáo để khỏi mất thời gian của những người xét xử.” 
Kể về người thân của mình, Mạnh tỏ ra vô cùng đau đớn: “Vợ em mất rồi. Em nhập trại được vài ngày thì cô ấy lên cơn đau tim, đưa vào viện không kịp…”, dường như không kìm lòng được nữa, Mạnh nức nở như đứa trẻ. Sau đó, trong nước mắt giàn giụa, kẻ tội lỗi giọng đứt quãng kể lại chuyện đời mình.
Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo vùng chiêm trũng Hà Nam, gia cảnh khốn khó khiến Mạnh sớm phải lăn vào cuộc mưu sinh. Mạnh lên Hà Nội, chung vốn cùng một vài người bạn thuê nhà kinh doanh nhà nghỉ ở quận Cầu Giấy. 
“Ngày đó, mỗi tháng em cũng kiếm được chừng 10 triệu đồng. Khi công việc tạm ổn, tích luỹ được ít tiền, em quyết định cưới vợ. Cô ấy sinh năm 1988, làm kế toán cho một công ty may. Năm 2008, chúng em hạnh phúc đón đứa con gái đầu lòng”, Mạnh tâm sự.
Tuy nhiên sau đó, việc kinh doanh gặp nhiều thất bát. Không còn kiếm được tiền, Mạnh sinh ra chán nản, rượu chè rồi giao du với một số đối tượng xấu. Bị rủ rê, Mạnh dần sa chân vào con đường trộm cắp, phải trả giá bằng những án tù. 
Lần nhập trại gần đây nhất vì hành vi trộm cắp, Mạnh rụng rời nghe tin vợ mất vì lên cơn đau tim đột ngột. “Lúc đó, em như người phát điên. Nghe kể lại, vợ em lên cơn đau tim trên đường đi làm, đưa đi cấp cứu nhưng không kịp. Có người còn nói, vợ em vì suy nghĩ chuyện chồng rơi vào cảnh tù tội vì trộm cắp, uất quá mới lên cơn đau tim đột tử như vậy”. Nói tới đây, Mạnh nấc nghẹn, vội cúi đầu thấm  nước mắt vào ống quần. 
Bình tĩnh lại, Mạnh chia sẻ những ngày đầu nghe tin vợ mất, cảm giác thất vọng, chán nản, chân tay rụng rời, chỉ nghĩ đến việc trốn trại, về thắp hương tạ lỗi với vợ. 
“May nhờ các giám thị trại đêm nào cũng vào phòng động viên em rất nhiều. Ngày trước, thỉnh thoảng cô ấy bế con vào thăm em, động viên và khuyên em tu tỉnh để trở về với vợ con. Từ ngày vợ mất, em không được gặp con bé, nhớ con lắm. Hôm nay, em tưởng được bế con bé vào lòng như lần xử sơ thẩm trước”.
Mạnh đâu biết, phiên xử này đúng ngày Rằm tháng Giêng, người thân không đến vì phải cúng vong linh người vợ vắn số của Mạnh, cũng là để phù hộ cho bị cáo cải tạo tốt,  sớm ra tù làm ăn lương thiện. 
Nhớ lại lời sau cùng của Mạnh trước khi bị dẫn giải về trại “Sau lần này là em thôi, không trộm cắp gì nữa. Ra trại em sẽ tìm gì đó làm ăn lương thiện, kiếm tiền nuôi con để vợ yên lòng nơi chín suối mà tha thứ cho em”, thầm mong cho hương hồn người vợ có thể an lòng, phù hộ cho bị cáo hoàn lương ngày trở về.
Sự trừng phạt dành cho kẻ đạo trích
Tính cả lần xử phúc thẩm “hụt” này, bị cáo Mạnh đã có “thâm niên” 4 lần hầu tòa về hành vi trộm cắp tài sản. Bản án gần đây nhất, TAND huyện Từ Liêm tuyên phạt Mạnh 15 tháng tù vì trộm điện thoại. Vừa mãn hạn tù đầu năm 2013, chưa tròn một năm, bị cáo đã “ngựa quen đường cũ”, trở lại thói đạo chích. 
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 12h40 ngày 19/8/2013, Mạnh lẻn vào khu ký túc xá B7 Học viện Tài Chính (nằm trên địa bàn xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm). Lợi dụng thời điểm sinh viên nghỉ trưa, ký túc vắng người, Mạnh lén lút ăn trộm chiếc xe đạp để ngoài hành lang. Ngay sau đó, đối tượng bị bảo vệ ký túc phát hiện, bắt quả tang. 
Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Mạnh 30 tháng tù giam về hành vi trộm cắp tài sản và tái phạm nhiều lần. Ngay sau phiên xử, Mạnh đã viết đơn kháng cáo, đề nghị xét xử phúc thẩm, mong giảm nhẹ khung hình phạt. Tuy nhiên, ngay vào lúc khai mạc phiên tòa, Mạnh đã rút đơn và tâm sự rất thật lòng về một lý do không thể viết vào đơn kháng cáo.  

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.