Nước lũ sông Hồng lên nhanh, người dân 'vùng ven' sông bình tĩnh chống lũ

Để chống ngập, gia đình cô Dung đã chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết, chuyển đồ đạc, thiết bị lên khu vực cao hơn.
Để chống ngập, gia đình cô Dung đã chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết, chuyển đồ đạc, thiết bị lên khu vực cao hơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “So với sáng nay, mực nước trên sông Hồng đang lên nhanh. Từ đầu giờ chiều lên nhanh hơn buổi sáng nay. Nhà tôi sống ngay sát sông, những thiết bị điện tử đã được kê cao hoặc chuyển lên tầng 2. Nói chung là nước lên đến đâu thì chống đến đấy, cứ bình tĩnh thôi, vội cũng không được”, cô Lê Thị Loan, phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết.

Từ đêm qua 9/9 đến sáng nay (10/9), mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng vẫn tiếp tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng tiếp cận ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư vùng bãi, gây nguy cơ ngập ven bờ.

Mặt khác, tình hình lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên cùng các thông tin chia sẻ trái chiều chưa được kiểm chứng tràn lan trên mạng khiến nhiều người dân Thủ đô không khỏi lo lắng.

Từ sáng sớm nay, nhiều người dân đã đổ xô về khu vực bờ kè sông Hồng để chứng kiến tận mắt mực nước sông.

Ghi nhận tại phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, nước sông đã tràn sát mép đường. Khu vực phố Hàm Tử Quan đến bến Chương Dương Độ, nước sông dâng cao đã nhấn chìm bãi xe và sân chơi vườn rừng.

Mọi sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường dù chỉ cách mép nước sông Hồng vài mét. Có khác hơn là trong các câu chuyện của mình, mọi người đều rất quan tâm đến mực nước sông Hồng.

Là một trong những hộ dân sống trong phố Chương Dương Độ, nơi sát mép sông, cô Lê Thị Loan cho biết: “So với sáng nay, mực nước trên sông Hồng đang lên nhanh. Từ đầu giờ chiều lên nhanh hơn buổi sáng nay. Nhà tôi sống ngay sát sông, những thiết bị điện tử đã được kê cao hoặc chuyển lên tầng 2. Nói chung là nước lên đến đâu thì chống đến đấy, cứ bình tĩnh thôi, vội cũng không được”.

Cũng là một trong những người sinh sống lâu năm tại đây, ông Nguyễn Vũ Tuấn (ngõ 53 phố Chương Dương Độ) cho biết: “Sáng nay, khoảng 7h khu vui chơi của trẻ con trong xóm vẫn còn nhìn thấy, thế mà đến giờ là 2h chiều đã ngập hết sân chơi này rồi. Tôi đã sống ở đây rất lâu, mức nước này vẫn chưa ăn thua, bao giờ nước sông lên mức báo động 2 gia đình tôi mới chuẩn bị phương án chống ngập. Mực nước này dù lên nhanh (khoảng 1 tiếng lên 10cm), nhưng so với trận lũ những năm đỉnh điểm trước đó thì vẫn chưa đáng lo ngại. Gia đình tôi vẫn giữ phương châm ‘bình tĩnh chống lũ’, những vật dụng có thể chịu nước thì kê phía dưới, còn lại thì chuyển lên tầng 2, chuẩn bị lương thực, thực phẩm cần thiết”.

Cô Nguyễn Thị Dung, ngõ 53 phố Bạch Đằng cho hay: “Mực nước từ sáng đến giờ lên nhanh quá, chưa năm nào nước lên nhanh như năm nay. Lo lắng nguy cơ ngập, gia đình tôi đã chuyển hết phương tiện xe cộ đi nơi khác, vật dụng trong nhà đã chuyển lên tầng 2, gia đình cũng chuẩn bị 5-7 cân thịt làm ruốc để bảo quản được lâu, phòng khi nước lên và mất điện. Chiều nay chắc gia đình tôi sẽ chuyển các cháu nhỏ lên khu vực khác sống tạm vài ngày. Chỉ mong nước đừng lên nữa, mà nước ngập như thế này sợ lắm, rắn rết bò vào nhà”.

Chia sẻ về phương án di dời người dân trong trường hợp nước lũ tiếp tục lên cao, ông Nguyễn Văn Vĩnh - Chủ tịch UBND phường Chương Dương cho biết: “Trên địa bàn phường có tổng số 126 hộ phải di dời, 120 hộ đã tự di dời, 33 hộ đã di dời xong, 6 hộ đang chuẩn bị đưa về nơi sơ tán của phường (số 2, số 4 Vọng Hà). Nếu trong trường hợp nước lũ tiếp tục lên mức báo động 2, phường đã sắp xếp thêm nhiều địa điểm di dời là: các trường học của phường, toà nhà dầu ăn Thiên Sơn…”.

Theo bản tin cảnh báo lũ trên các sông của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia vào lúc 15h30 ngày 10/9, lũ trên sông Hồng đang tiếp tục lên, ghi nhận lúc 16h mực nước sông Hồng đang trên mức báo động 1. Dự báo trong 12 - 24 giờ tới, mực nước sẽ lên chậm và đạt dưới mức báo động 2.

Một số hình ảnh ghi nhận chiều nay tại khu vực sát mép sông Hồng:

Nước lũ trên sông Hồng lên nhanh.

Nước lũ trên sông Hồng lên nhanh.

Không ít nhà dân đã bị ngập.

Không ít nhà dân đã bị ngập.

Người dân đã vận chuyển di dời đồ đạc khỏi nơi bị ngập.

Người dân đã vận chuyển di dời đồ đạc khỏi nơi bị ngập.

Khu vực ngõ 139 Chương Dương Độ.

Khu vực ngõ 139 Chương Dương Độ.

Người dân đi thuyền vận chuyển di dời đồ đạc khỏi nơi bị ngập.

Người dân đi thuyền vận chuyển di dời đồ đạc khỏi nơi bị ngập.

Người dân vận chuyển di dời vật liệu, đồ đạc khỏi nơi bị ngập.

Người dân vận chuyển di dời vật liệu, đồ đạc khỏi nơi bị ngập.

Đến chiều nay, sân vui chơi cho trẻ trong phố Hàm Tử Quan đã ngập.

Đến chiều nay, sân vui chơi cho trẻ trong phố Hàm Tử Quan đã ngập.

Nhiều người dân sinh sống ở khu vực này đã lên phương án chống ngập khi nước sông tiếp tục lên

Nhiều người dân sinh sống ở khu vực này đã lên phương án chống ngập khi nước sông tiếp tục lên

Khu vực chân cầu Chương Dương.

Khu vực chân cầu Chương Dương.

Tại phố Chương Dương Độ, lực lượng chức năng lập rào chắn phục vụ công tác cứu hộ, hạn chế di chuyển đảm bảo an toàn cho người dân.

Tại phố Chương Dương Độ, lực lượng chức năng lập rào chắn phục vụ công tác cứu hộ, hạn chế di chuyển đảm bảo an toàn cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.