Nức lòng giai thoại về thần đồng Lê Quý Đôn

Nhà bác học Lê Quý Đôn
Nhà bác học Lê Quý Đôn
(PLVN) - Sự nghiệp trước tác của Lê Quý Đôn rất đồ sộ, ông đã viết 40 công trình nghiên cứu có giá trị bao quát hầu hết các tri thức đương thời như lịch sử, địa lý, thơ, văn, ngôn ngữ, triết học, kinh tế, xã hội, nông học, tổng loại… và trong di sản đồ sộ đó có Vân Đài loại ngữ, được nhiều nhà khoa học đánh giá như bộ Bách khoa thư Việt Nam...

Cách thành phố Thái Bình khoảng 35 km về phía Bắc, Khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn thuộc thôn Đông Phú (xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) là nơi lưu giữ, bảo tồn những hiện vật, dấu tích từng gắn bó với nhà bác học danh tiếng trong lịch sử. 

Thần đồng nức tiếng, nhà bác học lừng danh 

Lê Quý Đôn nguyên tên là Lê Danh Phương, tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (tức ngày 2 tháng 6 năm 1726) ở làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thân phụ là Lê Trọng Thứ đậu Tiến sĩ làm quan đến Thượng thư Bộ Hình được phong tước hầu, thân mẫu là Trương Thị Ích con gái Tiến sĩ Trương Minh Lương làm quan Hoằng Phái Hầu.

Thuở nhỏ Lê Quý Đôn là cậu bé nhanh nhẹn hoạt bát, học giỏi, thông minh vượt bậc. Năm 13 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên kinh đô học thầy là Tiến sĩ Lê Hữu Kiều. Năm 14 tuổi, đã học hết Tứ thư, Ngũ kinh, sử, truyện và đọc đến cả Bách gia chư tử, một ngày có thể làm xong mười bài phú. Năm 17 tuổi, ông thi Hương đậu giải nguyên.

Khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn tại thôn Đông Phú (xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)
 Khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn tại thôn Đông Phú (xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) 

Sau mấy lần thi không đỗ, đến năm 26 tuổi thi Hội, ông đỗ đầu. Ông cũng đỗ đầu thi Đình, trúng bảng nhãn. Khoa thi này không lấy trạng nguyên, ông trở thành người đỗ đầu cả 3 kỳ thi. Sau đó, ông ra làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình. Ông cũng là một nhà bác học có kiến thức uyên bác, gần như thâu tóm được mọi tri thức thời bấy giờ.

Năm 1759, dưới triều vua Lê Hiển Tông, Lê Quý Đôn được cử đi sứ nhà Thanh để báo tang khi Thái Thượng hoàng Lê Ý Tông qua đời. Khi sứ đoàn của ta đi qua các châu, phủ ở Trung Quốc đều bị gọi là “Di quan di mục” (tức “quan lại mọi rợ”). Bất bình, Lê Quý Đôn đã viết thư cho Tổng đốc Quảng Châu để phản đối. Với uy tín của mình, cùng lời văn chặt chẽ, đanh thép, triều đình Mãn Thanh buộc phải ra lệnh bỏ danh từ khinh miệt này và gọi sứ đoàn nước ta là An Nam Cống sứ.

Trong thời gian đi sứ phương Bắc, ông mang theo một số tác phẩm của mình cho nhiều nho thần Trung Quốc xem. Họ rất thán phục. Đề đốc Quảng Tây Chu Bội Liên, một học giả nổi tiếng đời Thanh đã nhận xét rằng: “Nước tôi có nhiều nhân tài, nhưng những người có tài như sứ quân đây chỉ được một vài người”.

Sự nghiệp trước tác của Lê Quý Đôn rất đồ sộ, ông đã viết 40 công trình nghiên cứu có giá trị bao quát hầu hết các tri thức đương thời như lịch sử, địa lý, thơ, văn, ngôn ngữ, triết học, kinh tế, xã hội, nông học, tổng loại… và trong di sản đồ sộ đó có Vân Đài loại ngữ, được nhiều nhà khoa học đánh giá như bộ Bách khoa thư Việt Nam. 

Khu lăng mộ Lê Quý Đôn
Khu lăng mộ Lê Quý Đôn 

Sách vở, văn chương của Lê Quý Đôn rất mộc mạc, giản dị, phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân, các ngành khoa học, nhất là những vấn đề ông tổng kết đưa vào thực tiễn cuộc sống được mọi người và các ngành khoa học đón nhận như những cẩm nang.

Nhà sử học Phan Huy Chú từng đánh giá: “Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người… bình sinh làm sách rất nhiều, bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi mà bàn về điển cố thì đầy đủ, rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời”. 

Điểm du lịch văn hóa tâm linh

Cụm di tích đền thờ Lê Quý Đôn bao gồm từ đường thờ, lăng Lê Trọng Thức, khu hồ Lê Quý Đôn thuộc thôn Đồng Phú xã Độc Lập huyện Hưng Hà, cách TP Thái Bình khoảng 35km về phía Bắc và cách thị xã Hưng Yên khoảng 25km. Cụm di tích đã được trùng tu, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng điện, đường giao thông được đầu tư cải tạo xứng tầm với di tích đã được Bộ Văn hoá xếp hạng cấp quốc gia (năm 1987).

Khu từ đường được thiết kế theo hình chữ Tam bao gồm tòa bái đường năm gian, tòa trung đường và hậu cung, mỗi tòa ba gian. Các cụ trong dòng họ kể lại, tòa trung đường và hậu cung xưa kia là nhà cũ của cụ Lê Trọng Thứ, thân sinh ra Bảng Nhãn Lê Quý Đôn.

Ðây cũng là nơi chở che nhà bác học Lê Quý Ðôn suốt những năm tuổi thơ. Hiện nay là nơi thờ phụng của dòng họ song kiến trúc vẫn không có gì thay đổi so với trước. Trong tòa trung đường và hậu cung còn lưu giữ nhiều hoành phi, câu đối, ngai thờ từ thế kỷ XVIII. Toà bái đường của từ đường được tu sửa vào triều Nguyễn, kiến trúc bình thường như các từ đường gia tộc khác. 

Lối vào khu lưu niệm
Lối vào khu lưu niệm 

Điều đặc biệt là nơi đây còn lưu được bức đại tự chữ Hán đề 4 chữ: "Văn hiến truyền gia" do triều đình nhà Lê ban tặng được treo tại gian chính giữa. Hai gian bên cạnh cũng có bài trí hai bức đại tự, một bức ca tụng truyền thống học hành của dòng họ qua 4 chữ "Hàn mặc lưu hương" nghĩa là bút mực để lại hương thơm. Bức đại tự kia đề 4 chữ "Vật báu hồ trinh" gốc của mọi vật đều ở trời. Ba gian điện thờ (hậu cung) của từ đường là nơi đặt khảm gian, ngai và bài vị thờ tổ họ Lê, dưỡng tổ của họ Lê và tượng của Tiến sĩ Lê Trọng Thứ và bảng nhãn Lê Quý Đôn. 

Nhìn chung kiến trúc từ đường thờ không cầu kỳ mà giữ nguyên nét kiến trúc nhà thờ họ vùng đồng bằng sông Hồng vào thế kỷ XVIII, tường xây gạch 3 gian, có hậu cung thờ, cột gỗ, mái lợp ngói ta. Đến từ đường thờ Lê Quý Đôn, mọi người đều nhận thấy sự bình dị của dòng họ Lê giống như bao dòng họ khác ở khu vực đồng bằng sông Hồng thời ấy và bây giờ.

Khu hồ Lê Quý Đôn theo gia sử và truyền thuyết thì đây là khu hồ nước nằm trong gia trạch của nhà Lê Trọng Thứ và Lê Quý Đôn. Trước đây hồ rất rộng, theo truyền ngôn lại ngày xưa hồ được thông ra sông Hồng, thuyền của cha con Lê Trọng Thứ có thể từ hồ ra sông Hồng và lên kinh đô được. Giữa hồ ngày xưa có một gò đất cao nằm giữa hồ có xây một nhà thuỷ tạ, là nơi Lê Quý Đôn đọc và viết sách vào thời kỳ 1742 - 1752 và những năm dạy học. Nay khu hồ đã bị thu hẹp, và được đầu tư tôn tạo đẹp đẽ, thoáng mát, xung quanh hồ có trồng hệ thống cây xanh, bờ hồ có kè bậc lên xuống. Tương truyền, chính hồ nước này là nơi Lê Quý Đôn thời còn nhỏ vẫn vui chơi, câu cá, chăm sóc vườn ao trong gia đình.

Trong những năm qua Nhà nước, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, tỉnh Thái Bình đã tập trung đầu tư nâng cấp cụm di tích, gồm từ đường, lăng Lê Trọng Thứ, hồ Lê Quý Đôn. Trong quy hoạch phát triển văn hoá và du lịch của tỉnh Thái Bình đã có kế hoạch đầu tư cho cụm di tích Lê Quý Đôn là một trong ba cụm di tích trọng điểm là Đền Trần, Đền Tiên La của huyện Hưng Hà để trở thành điểm du lịch văn hoá tâm linh của tỉnh. 

Lễ hội tại cụm di tích đền thờ Lê Quý Đôn thường được tổ chức vào những ngày đầu năm âm lịch, ngày sinh của Lê Quý Đôn (ngày 2 tháng 6 âm lịch) và ngày rằm tháng 7 hàng năm. Đây là một trong những trọng điểm tham quan du lịch về văn hoá và tâm linh của tỉnh Thái Bình.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.