Nữ thủ khoa đầu vào Học viện Ngân hàng 'cãi lời' bố mẹ để theo đuổi ước mơ

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - "Cãi lời" bố mẹ để theo đuổi ước mơ là Luật sư trong tương lai, Trần Thùy Linh (Ninh Bình) nỗ lực học tập và trở thành Thủ khoa đầu vào Học viện Ngân hàng với điểm số ấn tượng, tạo niềm tin vững chắc đối với gia đình. 

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2024, Trần Thùy Linh - cựu học sinh Trường THPT Nho Quan A (một trường thuộc huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình) xuất sắc giành 29 điểm (môn Địa lý 10 điểm; môn Ngữ Văn 9,25 và môn Lịch sử 9,75) và trở thành thủ khoa đầu vào ngành Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng.

Để đạt được kết quả này, Linh đã xây dựng kế hoạch học tập từ sớm, phân chia mục tiêu theo từng giai đoạn để không bị căng thẳng trong quá trình ôn luyện. Dù thời gian học trên trường đã kín tuần, nhưng Linh chưa bao giờ cảm thấy chán việc học mà luôn lấy đó là động lực cho bản thân.

Trước kỳ thi "vượt vũ môn" quan trọng nhất của đời học sinh, giống như bao sĩ tử khác, đôi lần Linh rơi vào tình trạng "kiệt sức". Khi ấy, chính thầy cô và bạn bè là người đồng hành, tiếp thêm sức mạnh để nữ sinh cố gắng. "Trong những ngày tháng ôn luyện, dù công việc bận rộn nhưng bố mẹ vẫn dành thời gian cho em. Mẹ luôn ở cạnh động viên, tâm sự cùng em nhiều điều. Mẹ nấu những bữa ăn ngon để em bồi bổ sức khỏe. Tin tưởng vào kết quả học tập của con gái, bố thường dặn em không nên học quá khuya, phải biết cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi để giữ sức khoẻ", Thùy Linh chia sẻ.

Nữ sinh Trần Thùy Linh - thủ khoa đầu vào ngành Luật kinh tế, Học viện Ngân hàng. Ảnh NVCC.

Nữ sinh Trần Thùy Linh - thủ khoa đầu vào ngành Luật kinh tế, Học viện Ngân hàng. Ảnh NVCC.

Tuy nhiên, thời điểm này, nữ sinh lại "vấp" phải một khó khăn khác, đó là sự phản đối của gia đình khi lựa chọn ngành học. Mong muốn con gái sau này có một công việc ổn định và đỡ vất vả, bố mẹ Linh đã định hướng em theo học ngành Sư phạm.

"Bố mẹ nghĩ rằng, con gái học Sư phạm nhẹ nhàng, không mất học phí và có nhiều chính sách ưu đãi, học bổng nên sẽ giảm được áp lực về chi phí học tập trong 4 năm học. Dù biết rằng như thế bố mẹ sẽ đỡ vất vả hơn nhưng em vẫn khao khát được theo đuổi ước mơ của mình", Linh bày tỏ.

Và rồi tình yêu ngành Luật cùng mong muốn trở thành một Luật sư, đã khiến Trần Thùy Linh có một quyết định táo bạo, 'cãi lời' bố mẹ để theo đuổi ngành học mình mơ ước. Nữ sinh chia sẻ: "Khi được xem những thước phim liên quan đến ngành nghề luật sư, em rất ấn tượng với phong thái tự tin, quyết liệt của các luật sư để đưa ra những phản biện, những lý lẽ thuyết phục trước tòa. Từ đó em đã ước mơ trong tương lai mình có thể đứng ở vị trí đó để thể hiện bản lĩnh của mình".

Trong suốt 3 năm phổ thông, Linh dành nhiều thời gian tìm hiểu về các bộ luật, tham gia vào các hội nhóm luật sư, hội sinh viên trường luật để có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, tránh bỡ ngỡ khi bước lên đại học, nuôi dưỡng ước mơ của mình.

"Em mất khoảng 5 tháng để thuyết phục bố mẹ ủng hộ lựa chọn của mình. Em biết bố mẹ cũng vì tốt cho em nhưng em muốn thử sức bản thân, thoát ra khỏi vùng an toàn để chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất", Linh bộc bạch.

Suốt 12 năm học, Trần Thùy Linh đều đạt thành tích học tập cao và tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi của trường và đạt giải Nhì tỉnh môn Lịch sử.

Về bí quyết học tập của mình, Linh tự nhận bản thân "không phải là người thông minh", thay vào đó nữ sinh quan niệm "chỉ cần chăm chỉ và cố gắng thì bản thân sẽ làm được".

Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, bố mẹ đều là công nhân, từ nhỏ, Linh đã chứng kiến nỗi vất vả của bố mẹ, đi sớm về hôm, chắt chiu từng đồng nuôi hai anh em ăn học. Đây cũng chính là động lực để Linh cố gắng học tập mỗi ngày, quyết tâm theo đuổi ước mơ để sau này có một công việc ổn định hơn, đỡ đần bố mẹ.

Giờ đây, khi trở thành tân thủ khoa đầu vào của Học viện Ngân hàng, cô nữ sinh "trường làng" ấy đã chứng minh cho gia đình thấy bản thân hoàn toàn có thể đứng vững trước những lựa chọn táo bạo của mình.

"Đỗ đại học chỉ là khởi đầu trong hành trình hiện thực hoá ước mơ của em. Dù kết quả đạt Thủ khoa đầu vào ngành Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng khiến em vô cùng hạnh phúc nhưng cũng không thể ngủ 'quên trong chiến thắng'. Em sẽ cố gắng học tập để xứng đáng hơn với danh hiệu này và hi vọng sau khi ra trường sẽ trở thành một luật sư giỏi, giúp đỡ mọi người. Đó là cách em khẳng định bản thân và tạo niềm tin vững chắc với gia đình của mình", nữ thủ khoa nói.

Đọc thêm

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.