Nữ sinh "phun châu nhả ngọc"

Phun châu nhả ngọc, người ta nghĩ ngay đến những lời hay ý đẹp thoát ra từ những khuôn miệng xinh xắn, văn hóa. Nhưng chữ này đã được để trong ngoặc kép, là nó có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Những khuôn miệng xinh xắn của các nữ sinh, chẳng những không nói ra những lời hay ý đẹp mà phun ra toàn những lời lẽ xấu xa, tục tĩu, bẩn thỉu.

Phun châu nhả ngọc, người ta nghĩ ngay đến những lời hay ý đẹp thoát ra từ những khuôn miệng xinh xắn, văn hóa. Nhưng chữ này đã được để trong ngoặc kép, là nó có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Những khuôn miệng xinh xắn của các nữ sinh, chẳng những không nói ra những lời hay ý đẹp mà phun ra toàn những lời lẽ xấu xa, tục tĩu...

Chửi bậy, nói tục, ngôn ngữ đa dạng.

Ngồi trong một quán nước trước cổng bất kỳ ngôi trường nào, chúng ta sẽ được chứng kiến những pha nói tục tũi vô cùng chướng tai. Hoặc ai đó “cắm” mình vào quán internet, sẽ thấy những pha nữ sinh ngồi gác chân, vừa chat vừa nói bậy bạ, văng tất cả những câu tục tĩu, đáng ghê tởm nhất. Đôi khi, họ khiến những vị khách lớn tuổi phải nhăn mặt, lắc đầu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Câu chuyện sau ghi được ở một quán nước: Ba nữ sinh ngồi uống nước. Họ thấy một người bạn cùng trường đi ngang qua, nữ sinh có phù hiệu tên Phi Nga gọi lại và chỉ vào mặt: "Mày về nói con Mỹ Trúc coii chừng tao. Hỏi nó có muốn ăn đòn giống hồi hè không? Đ.M hoà bình không ưng, ưng chiến tranh ư?". Nói xong, Phi Nga quay vào quán nước bảo với bạn mình: "Đ.M, tao đánh nó, thằng T lại đi tìm bông tai cho nó. Tức vãi l.". Cuộc trò chuyện của 3 nữ sinh đều xoay quanh chuyện yêu đương, ghen tuông và tìm cách để dằn mặt người này, dạy người kia một bài học.

Sau khi 3 nữ sinh này đi, chủ quán tâm sự: "Học sinh cấp 2 giờ vô  ý lắm. Các em nói tục rất lớn và khá tự nhiên, hệt như ở chốn không người. Các em cũng không thèm quan tâm tới việc người xung quanh nhìn mình với ánh mắt ái ngại. Điều này thật nguy hiểm, vì với các em, chuyện chửi tục luôn miệng như thế đã là chuyện bình thường".
Ở một quán nước khác, nhóm nữ sinh chanh chua nói bậy như trong nhà mình. Nữ sinh tên Ngọc Anh mở đầu câu chuyện: "Thằng Đ kỳ cục, đã yêu con P rồi mà còn để hình con nhỏ nào trên avatar.

Hôm qua con P nó ghen quá trời. Gặp tao, tao cho đi chỗ khác chơi. Đ.M yêu gì như nó!". Câu chuyện yêu đương của khá nhiều thành viên được nhóm bạn bàn tán xôn xao, nào là yêu nhau từ năm lớp 5 - 6, đã chia tay bao nhiêu lần, giành giật người yêu của nhau như thế nào...

Càng “bóng sáng”, càng hot girl lại càng văng nhiều như để khẳng định vị trí Vip của mình. Nhưng với các trai tài gái sắc ngày nay, thì không hẳn có việc gì mới chửi bậy, họ đã chuyển sang “nói bậy”, nghĩa là bất cứ chuyện gì cũng lôi từ bậy vào chứ không nhất thiết ghét ai mới chửi. Ngôn ngữ “phụ khoa” được tung ra để thay thế cho vài từ và câu thông thường như “Đ..o”, “Đ..t” thay cho “Không”, “Có L…” thay cho “Còn lâu”…

Dần dần, trên các forum, trong các câu chuyện phiếm và cả chuyện nghiêm túc, xì tin vận dụng “triệt để” từ bậy nhằm thay thế câu thông thường. Ngôn ngữ “phụ khoa” đang dần chiếm lĩnh các cuộc đối thoại. “Con mặt l…”. “ML” được dùng để tả những đứa bị ghét, bị nói xấu, và nếu không biết dùng từ gì để tả mặt người ta thì các xì tin chọn luôn “ML”. Đó là những từ thuộc loại “thông thường” nhất, từ học sinh đeo kính cận, đến các “dân chơi 9x” của Hà Thành đều hay sử dụng.

Văn hóa ứng xử lớp trẻ xuống dốc.

Nói tục không còn chỉ là độc quyền của phái mạnh, mà các học sinh nữ cũng không tỏ ra kém cạnh, thậm chí dần dần còn chiếm vị trí thống lĩnh trong cuộc sống hiện nay. Nếu con trai thiên về từ đệm và những từ cục cằn thô lỗ, thì con gái lại thiên về chửi kiểu có vần có tứ, chửi bậy như hát hay. Nói tục, phun ra những lời lẽ xấu đã trở thành một cái mốt, một hội chứng hay đúng hơn là một căn bệnh đáng ghê sợ của lớp trẻ.

Có em nữ tâm sự: “Một ngày không văng tục được vài mươi lần em đ. chịu được”. Nếu ai đó theo dõi các nữ sinh ngày nay chát qua mạng, hoặc đi chơi, tụ tập nhau ở trường lớp nói chuyện thì sẽ thấy kinh hoàng, về sự biến thái của ngôn từ mà các nữ sinh sử dụng. Nữ sinh đã dùng không thiếu bất cứ thứ dơ bẩn hay bộ phận cơ thể nào, để làm “phong phú” thêm vốn ngôn ngữ của mình. Nó cứ được trau dồi, được bồi bổ hằng ngày, do người này học người kia, rồi lan truyền nhau như vi rút nguy hiểm. Nói về “công phu võ mồm” của chị em, hầu hết nam giới đều lắc đầu ngán ngẩm, vì đã cảm thấy yếu thế hơn.

Kiểu thư giãn bằng cách nói tục, chửi thề, và hành xử theo kiểu “giang hồ” đang là hiện tượng phổ biến trong một bộ phận học sinh hiện nay. Họ còn nghĩ ra trăm kiểu tục tĩu khác, ngoài dùng từ tục để giao tiếp với nhau qua mạng Internet, họ đã tự chế ra những bài hát tục, rồi những câu chửi thề để đưa vào máy điện thoại di động. Điều này xảy ra phần lớn ở lứa tuổi học trò, khi các em còn non nớt, đang bước vào tuổi dậy thì, hoặc lớn hơn một chút. Mà lại là học sinh ở các thành phố lớn. Các em nói bậy, chửi tục hồn nhiên, không biết ngượng ngùng và chẳng bao giờ nghĩ rằng những chuyện như vậy là xấu xa, mất hết nữ tính. Một em gái giải thích rằng, như thế để thể hiện sự sành điệu, theo kịp mốt của thời đại.

Đâu là nguyên nhân?

Ở Hà Nội, một số trường Phổ thông trung học dù được đánh giá thuộc dạng thanh lịch, nhưng cũng có nhiều nữ sinh nói bậy. Một nữ sinh sau khi bỏ được nói bậy tâm sự: “Ngày trước em nghĩ đệm thêm một chút từ mạnh thấy lời nói của mình có trọng lượng hơn, thấy mình lớn hơn, rồi trở thành quen mồm lúc nào không biết. May mà em được bố mẹ, ông bà uốn nắn sau khi phát hiện nên em sửa chữa được. Giờ nghĩ lại thấy kinh hoàng…”

Nguyên nhân đầu tiền phải kể đến lối sống bỗ bã theo kiểu học trò, sinh viên. Nói bậy trong giao tiếp vài ba câu sẽ được coi là gần gũi, tôn trọng bạn, chẳng phải người hay “văn vở”. Vô hình chung nó thành một cái “luật”, và chẳng riêng nam giới, nữ giới cũng công nhận và biến nó thành một trào lưu tai hại.
Nguyên nhân thứ hai là lối ứng xử của người lớn rất… bậy khiến các em nhỏ học được. Trong quán nhậu, ngoài phố, trong công viên, khi tắc đường, một va chạm giao thông nhỏ... dù vui vẻ hay giận dữ, người lớn đều có thể văng tục mà chẳng nghĩ đến người xung quanh. Thậm chí, ngay trong nội bộ gia đình hay họ hành, người lớn cũng không hề làm gương cho giới trẻ, cứ rộng lòng “vẽ đường cho hươu chạy”

Thêm nguyên nhân nữa là ngay trong môi trường tưởng như miễn dịch hoàn toàn với tình trạng văng tục là nhà trường. Nơi mà lẽ ra các thầy cô giáo phải làm tấm gương sáng để học sinh noi theo, thì vô tình, học sinh vẫn phải chứng kiến các bậc thầy cô của mình văng tục với nhau rất… vô tư. Như thế, làm sao các em không… nhiễm! Điều đáng buồn là những điều quái gở thì lớp trẻ lại tiếp thu rất nhanh, thay vì những điều tốt đẹp.

Cứ như thế, các nữ sinh thi nhau “phun châu nhả ngọc”. Trong giai đoạn mà chính các em cũng mất lòng tin vào người lớn, tinh thần bấn loạn bởi chứng kiến nhiều cạm bẫy, tội lỗi, gian manh, tham nhũng… Một phần xã hội đang đầu độc các em, để rồi dần dần, các em tự đầu độc thế hệ mình.

Nguyễn Văn Học

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.