Nữ sinh nghèo dân tộc Thái 'sợ' môn Văn và hành trình trở thành thủ khoa khối C

Thủ khoa khối C toàn quốc Lương Thị Hoài Thu mong trở thành cô giáo tiểu học để "ươm mầm" ước mơ cho những đứa trẻ vùng quê.
Thủ khoa khối C toàn quốc Lương Thị Hoài Thu mong trở thành cô giáo tiểu học để "ươm mầm" ước mơ cho những đứa trẻ vùng quê.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Xuất thân từ một gia đình nghèo tại xã vùng cao của huyện Quỳ Châu, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Hoài Thu (dân tộc Thái) đã vượt qua khó khăn, vượt qua nỗi sợ môn Ngữ văn để trở thành thủ khoa khối C, đến gần hơn với ước mơ được trở thành cô giáo tiểu học, “ươm mầm” cho những đứa trẻ ở quê nhà.

Em Lương Thị Hoài Thu, cựu học sinh lớp 12C2, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú – Trung học phổ thông số 2 Nghệ An (DTNT - THPT số 2) là 1 trong 19 thủ khoa khối C00 toàn quốc trong kỳ thi xét tuyển đại học năm 2024.

Thu là con duy nhất trong một hộ nghèo người dân tộc Thái tại bản Khun, xã Châu Hội - một địa phương vùng sâu vùng xa của huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Hoàn cảnh khó khăn, bố Thu sức khỏe yếu nên từ lâu mẹ đã trở thành trụ cột, gánh vác cả gia đình. Thương bố mẹ, ngay khi còn đang học THCS, Hoài Thu đã nuôi dưỡng quyết tâm thi vào Trường PT DTNT THPT số 2 của tỉnh để bố mẹ đỡ vất vả và sự cố gắng đã đưa em trở thành học sinh của ngôi trường này.

Dù điểm đầu vào không thuộc top cao của cả trường, biết bản thân còn có nhiều hạn chế nên Hoài Thu luôn cố gắng hết mình trong suốt quá trình học tập. Và “trái ngọt” cho sự nỗ lực của em là được thầy cô tin tưởng chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường tham gia Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý.

Tập thể lớp 12C2 có thành tích vượt trội, với 34/41 học sinh đạt 27 điểm trở lên

Tập thể lớp 12C2 có thành tích vượt trội, với 34/41 học sinh đạt 27 điểm trở lên

Kết thúc kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh cũng là lúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 chỉ còn cách hơn 6 tháng nữa. Biết mình còn hổng kiến thức, chỉ có lợi thế duy nhất là môn Địa lý, Hoài Thu đã phải cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình ôn luyện.

"Ngữ văn là môn em 'sợ' từ ngày còn học cấp II. Riêng Lịch sử em phải học lại từ đầu vì mất một thời gian dài tập trung cho kỳ thi học sinh giỏi tỉnh. Ban đầu em rất hoang mang không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo dạy trực tiếp môn Văn của lớp đã động viên và truyền cảm hứng cho em rất nhiều. Chính vì vậy em đã lao vào ôn thi, dành hết thời gian cho việc học", Thu chia sẻ.

Nữ sinh kể lại, trải qua 6 lần thi thử, ở những lần đầu, mỗi khi biết điểm em đều mất ngủ vì áp lực điểm thi cách khá xa so với các bạn. Sau đó, Thu đã phải lên kế hoạch học tập thật khoa học, chi tiết. Ngoài học trên lớp, mỗi ngày em dành 2 tiếng đồng hồ cho 1 môn học. Mỗi môn em đều chia thành 3 phần gồm học kiến thức cơ bản, bài tập và bài tập nâng cao. Học đến đâu Thu cố gắng nắm chắc đến đó.

Gần đến ngày thi, khi đã vững kiến thức, Thu luyện đề thường xuyên để làm quen với cấu trúc đề thi, cách làm bài.

Em Lương Thị Hoài Thu được cô Lê Thị Vinh (giáo viên chủ nhiệm) động viên và truyền cảm hứng
Em Lương Thị Hoài Thu được cô Lê Thị Vinh (giáo viên chủ nhiệm) động viên và truyền cảm hứng

Nuôi dưỡng ước mơ thành cô giáo đã lâu và thời gian dài được cô giáo chủ nhiệm đồng hành, ước mơ được trở thành giáo viên của Hoài Thu ngày một lớn hơn. “Em sẽ đăng ký vào ngành Sư phạm Tiểu học của Trường Đại học Vinh, vì em rất yêu trẻ em và cũng muốn trở thành cô giáo dạy tiểu học, khi đó em có thể trở về quê hương, “ươm mầm” cho các bạn nhỏ ở quê nhà”, Thu tâm sự.

Nỗ lực hàng ngày, càng đến gần ngày thi, Hoài Thu càng tiến bộ, khẳng định bản thân. Hai lần thi thử cuối cùng, lần thứ 5 em được 28 điểm và lần thứ 6 em được 27,25 điểm. Mức điểm 27,25 đợt thi giữa tháng 6/2024 cũng là mức điểm cao nhất của trường.

"Nhận được kết quả 29,75 điểm và biết mình là thủ khoa toàn quốc khối C, tim em đập thình thịch. Ngay sau khi biết điểm, em gọi điện cho bố mẹ, khi đó đang đi thu hoạch keo thuê. Rồi em gọi điện cho cô Vinh – cô giáo chủ nhiệm - người mà em xem như người mẹ thứ 2 của mình để báo tin vui cho cô", Thu nhớ lại.

Ngoài việc học, Hoài Thu dành thời gian cho đọc sách

Ngoài việc học, Hoài Thu dành thời gian cho đọc sách

Tự hào về cô học trò nhỏ Hoài Thu, cô giáo Lê Thị Vinh không giấu được niềm vui, niềm hạnh phúc. Cô cho biết: "Thu là một học trò nhẹ nhàng, hiền lành, cẩn thận, chu đáo và cầu thị. Mỗi lần tôi đứng trên bục giảng, nhìn xuống lớp, dù ngồi bàn đầu hay bàn cuối, Thu đều ngồi nghe rất chăm chú, cần mẫn ghi chép và rất chịu khó, chăm chỉ trong học tập. Là học sinh nghèo vượt khó, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, 3 năm liền, em là học sinh giỏi toàn diện".

Năm học này, Trường PT DTNT - THPT số 2 cũng đã có một mùa thi thành công. Riêng ở lớp 12C2, trong 41 học sinh đã có 34 học sinh đạt điểm thi theo khối từ 27 điểm trở lên, trong đó có 2 em trên 29 điểm, điểm trung bình Ngữ văn của lớp là 9,27 điểm, cao nhất trường. Hai môn Địa lý và Lịch sử điểm trung bình đạt 9,13.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...