“Nữ quyền cực đoan” và “nữ tính độc hại”: Bệ phóng hay gánh nặng của phụ nữ?

Quá đề cao cuộc sống độc lập tự chủ, cho rằng không cần đến đàn ông trong cuộc sống chính là một trong những biểu hiện của “nữ quyền cực đoan”. (Nguồn ảnh: ngoisao.net)
Quá đề cao cuộc sống độc lập tự chủ, cho rằng không cần đến đàn ông trong cuộc sống chính là một trong những biểu hiện của “nữ quyền cực đoan”. (Nguồn ảnh: ngoisao.net)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Nữ quyền cực đoan” và “nữ tính độc hại” là hai thái cực lệch lạc trong hành trình đấu tranh giành bình đẳng, tôn vinh vai trò người nữ trong đời sống. Hai thái cực này tạo ra những gánh nặng vô hình, cản trở sự tiến bộ của xã hội.

“Nữ tính độc hại”: Gánh nặng từ ngàn xưa

Mới đây, chị T.H.L., một người phụ nữ bị chồng phản bội đã đăng lên mạng một đoạn clip ngắn quay cảnh chị “dằn mặt” nhân tình của chồng. Không chỉ thế, trong bài viết của chị đầy lời lẽ nặng nề, kết tội nhân tình của chồng rằng “đã biết người ta có vợ còn cố ý lao vào” hoặc “quyến rũ chồng người”. Chị L. cũng kể cho cộng đồng mạng, đây không phải là lần đầu chị đi “giải quyết” chuyện bồ bịch của chồng. Theo chị L., vì chồng chị đẹp trai, phong độ, kiếm tiền giỏi nên các cô gái cứ lao vào, buộc chị phải khéo léo “xử lý”. “Đàn ông thành đạt thích ong bướm là chuyện bình thường, còn mấy con tiểu tam vô liêm sỉ mới cần phải xử lý. Làm gì thì làm, chồng ngon lành mình phải cố gắng giữ cho mình, giữ cha cho con”. Quan điểm ấy của chị L. vẫn được không ít chị em vào hưởng ứng.

Một câu chuyện khác, chị P.T.T. là một nữ doanh nhân khá thành đạt, có vị trí trong ngành làm đẹp. Ra ngoài, chị “chinh chiến” với thương trường, có hàng trăm nhân viên, được nhiều người nể phục. Nhưng về nhà, chị vẫn là người chủ lực chăm con, nấu ăn. Người chồng làm công chức nhà nước, đi làm về thì thong thả tận hưởng giờ phút thảnh thơi. Nhiều bạn bè bức xúc giùm thì chị trả lời, chị phải làm việc nhà, dù có đủ điều kiện thuê tận mấy giúp việc, bởi chồng chị không thích người lạ tắm táp, bế bồng con mình, cũng không quen vị thức ăn do người ngoài nấu. Còn về chuyện chồng không phụ giúp mình, chị T. vẫn cho rằng đó là chuyện bình thường, bởi từ xưa, mẹ chị đã luôn dạy chị, phụ nữ ra ngoài có “làm vương làm tướng” gì, về nhà vẫn là một người vợ, vẫn phải chu toàn chuyện chồng con, cơm nước, vẫn phải “thấp hơn chồng một bậc”.

Đó chính là vài trong nhiều biểu hiện của “nữ tính độc hại” vẫn tồn tại trong xã hội ngày nay. Vậy “nữ tính độc hại” là gì? Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các chuẩn mực áp đặt một cách khuôn mẫu lên người phụ nữ như: phải biết cam chịu, chấp nhận, dịu dàng... khiến họ phải gạt đi những nhu cầu của bản thân để làm hài lòng người khác, thường người đó là đàn ông. Điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến tính chủ động, tự chủ, cảm xúc và sức khỏe tinh thần của phụ nữ.

Những biểu hiện của “nữ tính độc hại” thường thấy là: sự cam chịu (các quan điểm đều cho rằng phụ nữ là phái yếu, do đó họ phải chấp nhận sự kiểm soát của phái mạnh, xu hướng này đã khiến cho một số người đặt mong muốn của người đàn ông lên trên mong muốn của bản thân); yêu cầu người khác cũng phải nữ tính (biểu hiện kiểm soát sự nữ tính của người khác liên quan đến việc gây áp lực); ganh ghét với người cùng giới; không coi trọng sức khỏe, sở thích cá nhân của bản thân để đáp ứng những tiêu chuẩn về sắc đẹp của xã hội dành cho phụ nữ; không coi trọng năng lực của bản thân, giả vờ không biết cách giải quyết hoặc luôn tỏ ra mình yếu đuối giữ thể diện cho người đàn ông.

Đáng nói, “nữ tính độc hại” không chỉ là một biểu hiện thấp thoáng đó đây, một tồn tại mang tính thiểu số, mà nó ẩn nấp trong đời sống một cách tinh vi khiến người ta khó có thể nhận ra. Trong các đoạn phim quảng cáo hay bài viết trên truyền thông tồn tại không ít hình ảnh, chi tiết cho thấy sự “đóng khung” trong quan niệm về vai trò của phụ nữ phải giỏi nhiều lúc nhiều công việc, trách nhiệm khác nhau.

Dù những năm qua, phong trào đấu tranh cho bình quyền phát triển, vai trò, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, nhưng theo các chuyên gia xã hội học, “nữ tính độc hại” đang tồn tại công nhiên, hoặc âm thầm trong đời sống, cản trở sự phát triển cân bằng của xã hội. Điều này đi ngược lại phong trào đấu tranh cho bình quyền, khiến phụ nữ trở thành nạn nhân của sự lạm dụng hoặc chấp nhận sống trong điều kiện thiếu an toàn hoặc kiệt sức trong sự tự thúc đẩy mình nhằm có thể làm hài lòng đối phương, tổn hại đến sức khoẻ thể chất và tinh thần...

“Nữ quyền cực đoan”: Sự lệch lạc mang tính thời đại

Sự cam chịu, hạ thấp bản thân của những quan điểm “nữ tính độc hại” làm khổ nhiều thế hệ phụ nữ.

Sự cam chịu, hạ thấp bản thân của những quan điểm “nữ tính độc hại” làm khổ nhiều thế hệ phụ nữ.

Nằm ở một thái cực khác, đối lập với “nữ tính độc hại” chính là “nữ quyền cực đoan”. So với “nữ tính độc hại” thì “nữ quyền cực đoan” có nhiều biểu hiện rõ ràng, phổ biến trong xã hội hơn.

Đó đây, người ta vẫn thấy những quan điểm được thể hiện rõ ràng trong các bài viết, các bình luận bày tỏ suy nghĩ, hay một số tiểu phẩm hài, thậm chí cả trong MV ca nhạc, phim truyền hình... rằng “đàn ông luôn sai”. Trong một cuộc hôn nhân thất bại, lỗi là ở người đàn ông chưa đủ tốt. Trong một cuộc cãi cọ, đàn ông sẽ bị lên án vì thiếu nhẫn nại, thiếu nhường nhịn phụ nữ. Khi đàn ông ngoại tình, ấy là một tội lỗi không thể tha thứ. Khi phụ nữ ngoại tình, ấy là bởi “người đàn ông phải tệ bạc đến thế nào mới đẩy vợ đến nước ấy”. Đàn ông bạo hành phụ nữ, ấy là hạng đàn ông vũ phu, độc ác, vô lương tâm. Phụ nữ đánh chồng là vì người đàn ông nhu nhược, đó là câu chuyện “hài hước cho vui”. Đàn ông keo kiệt, siết chặt tiền bạc, ấy chính là “bạo hành kinh tế” trong gia đình, nhưng phụ nữ “tịch thu” toàn bộ thu nhập, khiến chồng không có tiền để xài, đó chính là “bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình”. Phụ nữ khóc thật đáng thương, đáng cảm thông, còn đàn ông mà khóc, gã đàn ông ấy thật yếu đuối, “không đáng mặt đàn ông”. Phụ nữ khen đàn ông đẹp, hoặc thậm chí có cả hành vi “động chạm” đến thân thể đàn ông là hành vi quá lố cho vui, nhưng nếu hành động ấy xuất phát từ cánh đàn ông, thì biết bao từ ngữ công kích ập đến, như “biến thái”, “thô bỉ”, “xấu xa”. Thậm chí, phụ nữ bị xâm hại, lạm dụng, đó chính là bi kịch, kẻ thủ ác đáng bị lên án, nhưng nam giới bị xâm hại lại trở thành câu chuyện cười “trà dư tửu hậu”...

“Nữ quyền cực đoan” chính là như thế, là khi mà người phụ nữ và một số không nhỏ trong xã hội đề cao quá mức vai trò của phụ nữ, coi trọng quá mức cảm xúc của nữ giới, nhưng hạ thấp vai trò của người đàn ông, quay lưng trước những bất công, những nỗi khổ, niềm đau hay bất công mà nam giới phải gánh chịu.

“Nữ quyền cực đoan” giờ đây thường được nhắc nhiều như một cụm từ để chỉ những hành động đấu tranh vì nữ quyền nhưng theo hướng tiêu cực. Đó có thể là việc cho rằng phụ nữ cần sống độc lập, không cần đến người đàn ông trong cuộc sống, kêu gọi phụ nữ không làm việc nhà, phụ nữ phải là nhất, hạ thấp vị trí của nam giới… Đó là những đòi hỏi vô lý đội lốt nữ quyền.

Nếu như “nữ tính độc hại” là “sản phẩm” sót lại từ hệ tư tưởng phong kiến, cũ kĩ, thì “nữ quyền cực đoan” lại là sản phẩm mới của những luồng tư tưởng “tiến bộ nửa vời”, của những người hoặc thiếu hiểu biết, hoặc cố ý diễn giải lệch lạc về ý nghĩa của sự bình quyền.

Nếu như sự giải phóng phụ nữ, cuộc đấu tranh cho sự bình quyền và bình đẳng giới chính là “bệ phóng” tốt đẹp để người phụ nữ có thể đạt được nhiều thành tựu, sống tự do, hạnh phúc thì “nữ tính độc hại” và “nữ quyền cực đoan”, dù ở thái cực nào đều là những vật cản cực kì lớn. Cả hai đặt cho người phụ nữ những gánh nặng đầy trì kéo, khiến người phụ nữ nói riêng và một bộ phận trong xã hội nói chung nhầm lẫn về khái niệm bình đẳng và giá trị của nữ giới, khiến cho con đường vươn đến một xã hội bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc cho mọi giới trở nên gian nan hơn.

Việc thoát ra khỏi “nữ tính độc hại” và “nữ quyền cực đoan” đòi hỏi sự tự nhận thức, quyết tâm từ mỗi một người phụ nữ và của cả cộng đồng. Đây là một quá trình liên tục và không ngừng. Mỗi một thay đổi nhỏ trong tư duy, hành động đều có thể tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững trong cuộc sống.

Đọc thêm

Đừng coi thường chuyện hạt cát

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng, trong đó có cát: Đất nước có 3.260km bờ biển, có các hệ thống sông ngòi dày đặc. Xưa kia, nhu cầu xây dựng ít, chuyện hạt cát bị coi thường, ví von “nhỏ như hạt cát”. Nhưng nay, cuộc sống hiện đại, công trình xây cất đâu đâu cũng mọc lên, thì hạt cát đã không phải là chuyện nhỏ. Cát từ chỗ là vật liệu xây dựng thông thường, đã được gọi là tài nguyên, khoáng sản.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Những lưu ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mùa tư vấn tuyển sinh 2024 tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng cho biết, thời điểm kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ. So với năm 2023, số lượng năm nay có tăng nhưng không đáng kể.

Cần luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Dù không có quy định nhưng nhiều đôi nam nữ đã thực hiện việc KSKTHN trước khi kết hôn. (Nguồn: BV Phụ sản HN)
(PLVN) - Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn các rủi ro trong sinh sản thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như sàng lọc trước và sau khi em bé chào đời là vô cùng quan trọng.

Đà Nẵng bàn giải pháp thoát nước đô thị

Một hầm chui ngập nước sau đợt mưa lịch sử tại TP Đà Nẵng. (Ảnh trong bài: Lưu Hương)
(PLVN) - UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiện trạng và đề xuất toàn diện quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt TP Đà Nẵng” với sự tham gia các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thoát nước.

Dấu ấn đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền cửa biển”

Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024.
(PLVN) - Được xem là điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024, chương trình nghệ thuật “Hải Phòng bừng sáng miền di sản” diễn ra tối qua (11/5) tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính TP Hải Phòng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân và du khách.

Quảng Ninh: Xe bồn bê tông làm sụt lún đường liên khu rồi lật nghiêng

Xe bồn bê tông Hoàng Hà gây sụt lún đường liên khu.

(PLVN) - Chiếc xe bồn chở bê tông Hoàng Hà thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Hà,  di chuyển vào đường liên thôn thuộc phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã phá vỡ, gây sụt lún một đoạn đường, còn chiếc xe bồn chở bê tông bị đổ nghiêng ra đường, khiến người dân địa phương bất an.

Bệnh nghề nghiệp: “Sát thủ giấu mặt” của an toàn lao động

Sự gia tăng của các bệnh nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - “Âm thầm” và “chậm rãi” là những từ mô tả diễn tiến của bệnh nghề nghiệp đối với sức khỏe người lao động. Thường không được nhận biết ngay và không được đánh giá đúng mức nhưng bệnh nghề nghiệp lại là “sát thủ giấu mặt” gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể để lại di chứng vĩnh viễn.

Sức khỏe tâm thần người lao động tại nơi làm việc: Cần quan tâm đúng mực

Người lao động thường gặp vấn đề liên quan đến lo âu, căng thẳng, trầm cảm,… (Hình minh họa: vov.vn)
(PLVN) - Là quyền cơ bản của con người, bất kể ở đâu mọi công dân đều có quyền đạt được tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, tại nơi làm việc, sức khỏe tâm thần chưa được chú trọng đúng mức, chưa được xếp vào các loại bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội theo Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Mẹ cũng là lần đầu làm mẹ...

Có con mới hiểu lòng cha mẹ. (Nguồn: Phương Anh)
(PLVN) - Ai cũng nghĩ mình hiểu tình cha mẹ, nhưng chỉ đến khi làm mẹ rồi, những người trẻ mới thấu được tấm lòng bao la, rộng lớn của người mẹ.

TP Bạc Liêu phấn đấu đạt trên 97% hồ sơ trực tuyến

TP Bạc Liêu phấn đấu đạt trên 97% hồ sơ trực tuyến
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng TP Bạc Liêu thông minh từng phần tiến tới thông minh toàn diện, số hóa một số lĩnh vực phục vụ người dân, doanh nghiệp, đến năm 2025, TP Bạc Liêu cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị thông minh, chuyển đổi số tất cả các lĩnh vực, tiến đến công khai minh bạch mọi hoạt động công quyền của thành phố.

Biến đổi khí hậu: “Thế lực” đe dọa an toàn lao động toàn cầu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người lao động. (Ảnh: ILO)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu đã và đang là mối đe dọa trực tiếp đến người dân toàn cầu, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm vì hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí, căng thẳng nhiệt... Từ góc độ an toàn lao động, biến đổi khí hậu cũng đang khiến 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan, đòi hỏi các Chính phủ cần phải hành động...

“Bức tranh” an toàn lao động ở Việt Nam

Môi trường làm việc hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu an toàn cho người lao động. (Ảnh minh họa - Nguồn: viendaotao.vn)
(PLVN) - Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện trong những năm qua, nhưng vấn đề an toàn lao động ở nước ta vẫn còn rất nhiều thách thức. Việc cải thiện môi trường lao động, nâng cao ý thức cả doanh nghiệp lẫn người lao động... hướng đến một môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu rủi ro cho người lao động là một hành trình cần sự nỗ lực từ nhiều phía.

Văn hóa an toàn - “sức mạnh” bảo vệ người lao động

Tọa đàm Quản trị rủi ro bằng văn hóa an toàn, tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024. (Nguồn ảnh: Viện KHATVSLĐ)
(PLVN) - Không phải đến bây giờ, khi hàng loạt các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra và nguy cơ mất an toàn lao động luôn rình rập doanh nghiệp, người lao động, vấn đề văn hóa an toàn mới được quan tâm. Nhưng cần làm gì để văn hóa an toàn thực sự trở thành “sức mạnh” bảo vệ người lao động, giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro, thì đó vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam và rất cần được quan tâm.

Quấy rối tình dục tại công sở: Một góc nhìn về an toàn lao động

Cảnh giác với những biểu hiện QRTD tại công sở (Ảnh: Web Cool)
(PLVN) - Những năm gần đây, vấn đề về quấy rối tình dục tại nơi làm việc khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân của việc quấy rối tình dục tại công sở không chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tinh thần mà còn bị ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền, an toàn lao động, sự tự do và phát triển của họ trong xã hội.

Bảo đảm an toàn lao động bằng công cụ pháp luật

Cần nâng cao nhận thức người lao động về pháp luật ATVSLĐ. (Ảnh: haiphong.gov.vn)
(PLVN) - Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt, Việt Nam phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động - một trong những xu hướng tất yếu của thế giới. Khi đó, pháp luật chính là công cụ quan trọng để kiểm soát, bảo vệ những chuẩn mực, sự tiến bộ, tích cực trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.