Nữ nhà giáo tiêu biểu hơn 30 năm với nghề "trồng người"

ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng chụp ảnh trong một buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng chụp ảnh trong một buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hơn 30 năm gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp trồng người, với tinh thần trách nhiệm, tận tụy, luôn say mê cống hiến, không ngừng sáng tạo, ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Đại học Tài nguyên và môi trường luôn được học trò và đồng nghiệp quý mến, đánh giá cao trong công tác giáo dục.

Tận tâm, say mê với nghề

Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm I Hà Nội, cô Minh Sáng được nhận nhiệm vụ về công tác tài Trường Khí tượng Thủy văn Sơn Tây (nay là Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) vào năm 1987, từ những ngày cơ sở vật chất của Nhà trường còn đơn sơ, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng không vì thế mà làm giảm đi nhiệt huyết của cô giáo trẻ, với những học viên hầu hết là những cán bộ đã qua công tác, trong đó có những người gần gấp đôi tuổi cô lúc bấy giờ, bởi như cô chia sẻ “Việc dạy đến với tôi nó như là một sự tự nhiên, vì đó là con đường mà tôi đã mơ ước ngay từ khi học dưới mái trường phổ thông tôi đã lựa chọn nghề dạy học”.

Năm 2001, khoa Kỹ thuật Môi trường được thành lập, cô Minh Sáng là một trong số người đã đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng hình thành khoa Môi trường của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường hôm nay, cũng là nhận thêm một trách nhiệm mới với vai trò quản lý đối với cô. Hơn 10 năm với vai trò là người đứng đầu, cô đã dẫn dắt và cùng các đồng nghiệp xây dựng, phát triển Khoa dần lớn mạnh, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, với nhiều thành tích đã được ghi nhận.

Công việc có sự thay đổi lớn với cô vào năm 2012, khi cô được giao nhiệm vụ mới tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục do nhu cầu luân chuyển cán bộ. Nhiệm vụ chính của cô bây giờ không chỉ là việc truyền tải tri thức, kỹ năng cho sinh viên nữa mà nhiệm vụ đặt ra với cô là làm sao để công tác khảo thí ngày càng được hoàn thiện, hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường ngày càng đi vào chiều sâu.

ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Đại học Tài nguyên và môi trường là một tấm gương sáng cho bao thế hệ học trò.

ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Đại học Tài nguyên và môi trường là một tấm gương sáng cho bao thế hệ học trò.

Gắn bó và đồng hành cùng sự phát triển của trường trong nhiều năm, cô luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để đưa công tác khảo thí của Nhà trường thành quy trình hoàn thiện, đảm bảo chính xác, khác quan, đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các khâu từ làm phách, ghép phách, báo điểm..., và tại thời điểm đó cũng có những ý kiến trái chiều, thậm chí lên tiếng phản đối quan điểm, cách làm của cô.

Tuy nhiên chính sự trách nhiệm với công việc đã giúp cô bảo vệ được quan điểm của mình, đã thay đổi được cách thức triển khai công tác khảo thí của Nhà trường.

Cũng với tinh thần trách nhiệm ấy, từ một người còn có nhận thức chưa rõ ràng thế nào là công tác “đảm bảo chất lượng giáo dục” và cần phải làm gì cho công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trong Nhà trường, cô đã chủ động tìm tòi, nghiên cứu các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, học hỏi từ những cán bộ có chuyên môn để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn của mình. “Có lẽ, trách nhiệm là yếu tố duy nhất giúp tôi nỗ lực tự tìm tòi, nghiên cứu để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bởi lúc bấy giờ, công việc mới không phải là sự hứng thú đối với tôi” – cô Minh Sáng trải lòng.

Thời gian trôi qua, gần 10 năm gắn bó với nhiệm vụ mới, nhận thức đúng đắn được ý nghĩa, và giá trị của đảm bảo chất lượng đối với một cơ sở giáo dục đại học, nơi đào tạo ra những con người cần có đầy đủ cả về kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm với xã hội, cô đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng và hình thành văn hóa chất lượng tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Những đóng góp thầm lặng mà đáng quý

Dù là một giảng viên hay sau này là một cán bộ quản lý, cô đều nỗ lực, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân và sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và bồi dưỡng thế hệ đi sau.

Đã từng được công nhận là giảng viên dạy giỏi ngành Tài nguyên và Môi trường, thành phố Hà Nội và nhiều lần được công nhận là giảng viên dạy giỏi cấp cơ sở, cô đã dẫn dẵn, giúp đỡ nhiều đồng nghiệp cũng trở thành giảng viên dạy giỏi cấp ngành, cấp cơ sở.

Nhiều sáng kiến kinh nghiệm được cô áp dụng, mang lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy cũng như trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Ngoài việc tham gia giảng dạy chuyên môn, cô còn tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng; hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong Nhà trường triển khai công tác tự đánh giá cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đào tạo.

Quá trình công tác của cô đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ: các dấu ấn tiêu biểu như năm 2010 cô vinh dự nhận được Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, năm 2013 cô được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3, năm 2016 được Ban chấp hành Công đoàn viên chức Việt Nam ghi nhận với thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Các dấu ấn đáng nhớ khác là những lần được vinh dự nhận được danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Tài nguyên và Môi trường; hàng chục bằng khen cấp Bộ, cấp Thành phố; Bằng khen của Ban chấp hành Đảng bộ khối các Cơ quan Trung ương; Công nhận giảng viên dạy gỏi các cấp, nhiều năm liền được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở…

Không dừng lại ở đó, cô Minh Sáng là người được đại diện cho cán bộ giảng viên của Nhà trường lên phát biểu trong Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tập thể đơn vị trong do cô phụ trách cũng liên tục được ghi nhận là tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều lần được các cấp ghi nhận thành tích, khen thưởng.

Nếu như thành quả của người gieo hạt trồng cây là những hoa thơm trái ngọt thì với cô Minh Sáng thành quả lớn nhất của cô hôm nay, bên cạnh những thành tích, giải thưởng đáng ghi nhận mà cô đã đạt được nhưng hơn hết, điều mà cô Minh Sáng luôn tự hào và cảm thấy ấm áp nhất đó là những tình cảm yêu mến, quý trọng của các lớp học trò đã dành cho cô.

Hiện nay nhiều thế hệ học trò của cô đã là những kỹ sư, doanh nhân thành đạt nhưng hàng năm vẫn dành thời gian trở về tri ân cô trong ngày Nhà giáo Việt Nam. Thời gian trôi qua nhiều năm, nhưng cô Minh Sáng vẫn nhớ in những học trò của mình. Còn các thế hệ học sinh lúc nào rất trân quý và biết ơn từ chính sự nghiêm khắc đến những quan tâm, ân cần dạy bảo để có thành công ngày hôm nay.

Có thể giảng đường từ mai sẽ vắng bóng dáng quen thuộc của cô, nhưng với các đồng nghiệp đã hết mực yêu quý, tôn trọng cô Minh Sáng sẽ có rất nhiều lưu luyến. Tuy không còn được làm việc cùng nhau nhưng họ tin tưởng rằng, với tấm lòng yêu nghề vốn có, với trách nhiệm của thế hệ đi trước cô Minh Sáng sẽ vẫn luôn ở bên cạnh họ, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ đi sau.

“Luôn đặt trách nhiệm vào công việc và cuộc sống là bạn sẽ thành công!” đó chính là thông điệp mà cô muốn gửi gắm đến những người đang ở lại vì sự phát triển ngày một lớn mạnh của ngôi trường Trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội mà cô đã gắn bó cả sự nghiệp của mình. Phương châm đáng quý ấy dường như thật đúng, thật đẹp toát lên từ chính cái tên Minh Sáng của cô.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.