Nữ nhà báo bị quấy rối, phong trào #MeToo bắt đầu bùng nổ ở Nhật Bản

Hình ảnh cuộc biểu tình chống quấy rối tại trung tâm Shinjuku ở Tokyo.
Hình ảnh cuộc biểu tình chống quấy rối tại trung tâm Shinjuku ở Tokyo.
(PLO) - Việc một quan chức tài chính hàng đầu Nhật Bản bị cáo buộc quấy rối các nhà báo nữ đã châm ngòi hàng loạt những cuộc tranh luận và phản đối. Mới đây nhất là cuộc biểu tình chống quấy rối diễn ra tại khu mua sắm và giải trí Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản. 

Lâu nay phụ nữ Nhật Bản vốn đã quen với việc bị quấy rối và luôn sống trong im lặng, không dám nói lên tiếng nói của mình. Kazuko Ito, luật sư tham gia tích cực phong trào #MeToo ở Nhật Bản cho biết, phụ nữ Nhật Bản luôn cảm thấy vô cùng xấu hổ khi lên tiếng tố cáo tội phạm tình dục. Một cuộc khảo sát của Viện Lao động Nhật Bản công bố năm 2016 cho biết, 34,7% nhân viên từng bị quấy rối nhưng chỉ có khoảng 40% trong số đó dám lên tiếng.

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ hiếp dâm rất thấp, chưa đến 1/100.000 người. Tuy nhiên, con số này không phản ánh đúng thực tế khi chỉ có 4% nạn nhân hiếp dâm trình báo cảnh sát. “Điều cần thiết lúc này là sự đoàn kết, chung tay của cả xã hội. Hãy khuyến khích những người phụ nữ lên tiếng”, luật sư Kazuko Ito nói.

Phá vỡ sự im lặng 

Được biết trong một thời gian ngắn vừa qua, một loạt cáo buộc quan chức cao cấp, người nổi tiếng ở Nhật Bản có hành vi quấy rối tình dục phụ nữ đã diễn ra. Đáng chú ý là ông Junichi Fukuda, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính bị cáo buộc quấy rối tình dục một nữ phóng viên. Ông Fukuda đã từ chức nhưng bác bỏ cáo buộc liên quan đến mình. Ông Fukuda cho biết, sẽ khởi kiện tạp chí có nữ phóng viên làm việc vì đã làm ảnh hưởng đến danh dự của ông.

Trong một tháng kể từ khi việc tố cáo diễn ra, vấn đề quấy rối tình dục trở nên nóng bỏng ở xứ sở này. Bộ trưởng Nội vụ Seiko Noda nói với Reuters rằng, chính phủ đang lên kế hoạch và sẽ sớm đưa ra các bước giải quyết vấn đề. 

Hiroshi Shinozuka, người đứng đầu bộ phận tin tức mạng lưới truyền thông TV Asahi cho hay, cơ quan này quyết định đưa câu chuyện lên báo chí sau khi được khuyên không nên báo cáo sự việc. “Tôi cho rằng, đó là một phản ứng phù hợp khi nhân viên của chúng tôi bị quấy rối tình dục”, Hiroshi Shinozuka nói. 

Một người mẫu có tên là KaoRi cũng quyết định “phá vỡ sự im lặng” khi lên tiếng tố cáo một nhiếp ảnh gia có tiếng lạm dụng tình dục. Vụ việc được coi là “quả bom” trong giới nhiếp ảnh Nhật Bản thời gian gần đây. KaoRi cho biết, Nobuyoshi Araki - một trong những nhiếp ảnh gia khiêu dâm nổi tiếng nhất Nhật Bản đã từng yêu cầu cô khỏa thân trước mặt người khác và họ cùng bình luận về cơ thể cô cũng như hình ảnh sẽ được sử dụng.

“Tôi làm việc không có hợp đồng, buộc phải tham gia vào những cảnh quay trước mặt người lạ, không được trả tiền thường xuyên. Hình ảnh khỏa thân của tôi thường được sử dụng mà không có sự đồng ý của tôi. Chúng tôi đã ngừng hợp tác vào năm 2016 nhưng phong trào #MeToo khuyến khích tôi nói ra sự thật”, KaoRi nói. 

Nạn nhân bị chỉ trích ngược lại 

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là, sau sự việc, làn sóng chỉ trích dữ dội nữ phóng viên xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội. Không ít chính trị gia và những người nổi tiếng cũng lên tiếng chỉ trích. Họ cho rằng, nữ phóng viên không nên lên tiếng về vụ việc, coi đó như một… tội ác. 

Câu chuyện của nữ nhà báo Shiori Ito cho thấy một góc nhìn khác về phong trào #MeToo ở Nhật Bản. Khi bị một nhà báo cao cấp đánh thuốc ngủ và hiếp dâm, cô đã quyết định trình báo cảnh sát. Kẻ tấn công phủ nhận mọi việc và ông ta cũng không bị bắt giữ. Cơ quan điều tra cho biết, không đủ bằng chứng trong khi đoạn phim trích xuất từ camera an ninh có ghi lại cảnh cô bị kéo từ taxi vào khách sạn, mẫu ADN thu thập được từ quần lót của cô trùng khớp với kẻ bị cáo buộc tấn công. “Thay vì nhận được sự cảm thông, tôi bị đe dọa, lăng mạ, bị phản ứng dữ dội trên các phương tiện truyền thông. Cảnh sát không khuyến khích nạn nhân trình báo sự việc. Sau tất cả, tôi ra nước ngoài, từ bỏ giấc mơ làm báo ở Nhật Bản”, Shiori Ito nói.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động nhân quyền cũng lên tiếng ủng hộ việc tố cáo này. Điển hình là Mizuho Fukushima, cựu luật sư, nhà hoạt động nữ quyền và là thành viên của thượng viện, đồng thời là phó Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội cho biết, “Quấy rối tình dục là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng vi phạm quyền con người của phụ nữ. Nó cướp đi công việc của họ và gây tổn hại cho họ về mặt tâm lý. Tuy nhiên, thật ngược ngạo khi họ là nạn nhân, nhưng lại đối xử như những kẻ gây rối. Tôi rất tức giận và sốc về vụ việc của Bộ Tài chính Fukuda. Thật quá bất công đối với phụ nữ trước những hành vi quấy rối tình dục trong thế giới chính trị và không biết họ phải chịu đựng như thế nào trong môi trường khủng khiếp như vậy. Tôi thực sự muốn giải quyết thực trạng quấy rối tình dục hiện nay”. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.