Nữ nghệ nhân đắm say với lụa từ tơ sen

Nghệ nhân Phan Thị Thuận bên một tấm khăn được dệt từ tơ sen
Nghệ nhân Phan Thị Thuận bên một tấm khăn được dệt từ tơ sen
(PLO) - Trước đây, người ta chỉ biết tới đất nước Myanmar là nơi duy nhất sản xuất ra loại lụa dệt từ tơ sen độc nhất vô nhị. Nhưng tại Việt Nam, sau 2 năm nghiên cứu, tìm tòi, nghệ nhân Phan Thị Thuận (ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã trở thành người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công vải lụa từ tơ sen.

Có lịch sử hàng trăm năm

Loại lụa độc nhất vô nhị này đã từng được Loro Piana (một công ty quần áo Ý chuyên về các sản phẩm len cao cấp, sang trọng) ca ngợi “là len vicunã từ thực vật - viên ngọc cuối cùng được tìm thấy trong thế giới vải vóc”. 

Nghề dệt vải lụa với tơ cọng lá và cọng hoa sen ra đời từ khoảng năm 1910 tại đất nước Myanmar. Theo đó, nghề dệt vải lụa thủ công từ tơ sen của Myanmar được cho là hình thành một cách tự phát, khởi nguồn từ ngôi làng KyaingKan (Chaing Kham) – cực nam của hồ Inlay với sản phẩm ban đầu là tấm áo cà sa dâng lên các nhà sư trụ trì trong vùng.

Tương truyền, chiếc áo cà sa bằng tơ sen đầu tiên được một cô gái trong làng dâng lên ngôi chùa gần nhà. Trước đó, cô đã phát hiện những vết xơ tạo thành sợi từ chỗ cắt của thân cây sen và sử dụng chúng để quay rồi dệt nên một chiếc áo choàng cho tu sĩ. Từ đó, nhiều người dân trong làng chuyển từ dệt vải bông, tơ tằm sang dệt lụa từ tơ sen.

Từ nhiều năm nay, In Paw Khone (Myanmar) là ngôi làng duy nhất trên thế giới còn lưu giữ nghề dệt lụa từ tơ sen. In Paw Khone nằm trên mặt hồ Inle của Myanmar với những căn nhà sàn trên mặt nước. Đây là nơi sinh sống từ ngàn đời của tộc người Intha. In Paw Khone lưu giữ trong mình nhiều bản sắc văn hóa mà không nơi nào có được như việc chèo thuyền bằng một chân, canh tác nông nghiệp trên mặt nước, hay dựng những ngôi nhà 2-3 tầng. 

Để tạo nên một sợi tơ sen sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau trước khi dệt thành tấm vải, nhuộm màu và tạo hình thành các sản phẩm khác nhau. Toàn bộ quy trình này đều được thực hiện thủ công hoàn toàn bởi những người thợ lành nghề của ngôi làng In Paw Khone.

Một chiếc khăn quàng cổ, áo, quần... thì cần hàng ngàn cọng sen. Bởi vậy, giá bán của những sản phẩm từ tơ sen thứ thiệt thường cao hơn so với các sản phẩm tương tự từ lụa tơ tằm hoặc bông. Sen được trồng khá nhiều trên các vùng đầm lầy tại làng In Paw Khone để phục vụ cho việc dệt lụa. Vào những tháng không phải vụ, người dân còn phải nhập sen từ nơi khác về mới đủ nguyên liệu để sản xuất. 

Cách nghệ nhân Phan Thị Thuận lấy sợi tơ sen
Cách nghệ nhân Phan Thị Thuận lấy sợi tơ sen

Vải lụa từ tơ sen của Myanmar là sản phẩm mới được quốc tế biết đến chỉ trong hơn 10 năm qua, nhưng đã có chỗ đứng trên thị trường thời trang cao cấp thế giới. Sản phẩm vải lụa từ tơ sen đã và đang được xuất khẩu từ Mayanmar đi các nước Nhật, Ý, Đức, Áo, Mỹ… Nghề dệt lụa từ tơ sen đã mang đến những lợi ích kinh tế đáng kể cho làng In Paw Khone, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. 

2 năm cho khát khao đưa tơ sen về Việt Nam

Năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ nước ta đã cho Viện Kinh tế sinh thái thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” với sự hợp tác của Myanmar. Trong hai năm, mô hình của đề tài được thực hiện tại thôn Hạ (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội). Nơi đây từ lâu đã được biết đến với nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống nổi tiếng. 

Khi đó, Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức do nghệ nhân Phan Thị Thuận làm Giám đốc đã được chọn để hợp tác cùng Bộ Khoa học và Công nghệ sản xuất lụa tơ sen. Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã thực nghiệm trồng giống sen hồng đơn. Đặc biệt, bà đã tổ chức sản xuất thử thành công sợ sen và tập huấn cho một số công nhân nghề trồng sen và sản xuất sợi. 

Theo kết quả đánh giá của chuyên gia kết quả sợi sen do nghệ nhân Phan Thị Thuận tạo ra bông, nhẹ và có mùi thơm tự nhiên. Sợi sen được tạo ra do nghệ nhân Thuận rất mảnh, săn, hình thức đẹp hơn so với sợi sen mang về từ Myanmar. Triển khai bước đầu mô hình sản xuất rút sợi từ cọng sen thành công với kết quả: đã rút được 350g sợi từ 4970 cọng sen. 

Về phần mình, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết quãng thời gian thử nghiệm sản xuất tơ sen là vô cùng khó khăn. 

“Trong thời gian nghiên cứu tôi không cho bất kỳ ai vào khu vực mà mình làm và cứ miệt mài như vậy cho tới khi thành công. Tơ sen khác hẳn với tơ tằm, nó có mùi thơm tự nhiên của sen. Vì quá trình tạo ra tơ sen khá cầu kỳ, tỉ mỉ và hoàn toàn thủ công nên giá thành của chúng trên thị trường khá cao. Tôi mong muốn một ngày nào đó các sản phẩm từ tơ sen của Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế”, vị nghệ nhân này trăn trở. 

Từ tháng 1/2017 bà bắt đầu có những suy nghĩ cách lấy tơ sen từ việc từ thân cuống của chúng. Những ý tưởng về cách lấy sợi tơ sen seo cho không bị đứt và đỡ tốn sức nhất được bà ghi chép cẩn thận và hì hụi thực hiện. Vào tháng 6/ 2017, khi mùa sen đã trôi được quá nửa bà mới tiến hành thí nghiệm của riêng mình. Khi mới bắt đầu bà thử đủ loại cuống lá già, cuống lá non, sen hồng đơn, sen hồng kép.  Cuối cùng bà mới đi đến kết luận cuống sen vừa tầm lá bánh tẻ sẽ cho ra sợi dai nhất và đẹp nhất. 

Những sợi cuốn từ tơ sen
Những sợi cuốn từ tơ sen 

Khi rút tơ nghệ nhân sẽ cắt ngắn cọng sen thành những đoạn dài 3-4 cm rồi dùng tay bắt đầu kéo, miết qua mặt bàn dấp dính nước, bện từng sợi tơ lại với nhau cho đến khi chúng đủ dày. Cứ thế, những sợi tơ sau nối tiếp vào những sợi tơ trước thành một cọng tơ dài. 

Theo nghệ nhân Phan Thị Thuận tất cả các cọng sen phải được xử lý trong vòng khoảng một ngày sau khi thu hái nếu không cọng sẽ bị khô lại, tơ sẽ bị biến chất hoàn toàn. Miệt mài thực hành từ tháng 6 đến tháng 10, sau nhiều lần thất bại cuối cùng thành công cũng mỉm cười với bà Thuận khi một chiếc khăn quàng cổ bằng sợi tơ sen được ra lò. 

Một lao động một ngày trung bình có thể cắt và kéo sợi từ 300 cuống lá được một sợi tơ dài khoảng 300m. Tùy theo độ dày mỏng mà một chiếc khăn dệt bằng sợi tơ sen phải mất ít nhất 1.500 cuống lá. 

Khi làm xong sản phẩm thì bà được tài trợ một chuyến đi thăm xưởng của anh Samamtoa ở tỉnh Siêm Riệp, Campuchia và nhận thấy sản phẩm ở nhà của mình còn đẹp hơn, tốt hơn. Tại đây, bà thấy một chiếc khăn quàng cổ làm từ lụa sen có chiều ngang 20cm, dài 1,8m bán 130 USD, một chiếc áo cộc tay có giá gần 2.500 USD còn một chiếc váy có giá lên tới gần 4.000 USD. Hiện tại, một chiếc khăn từ lụa sen do bà Thuận sản xuất có giá 4-5 triệu đồng. 

Năm 2017 xưởng của bà đã làm ra được tổng cộng 10 chiếc khăn như thế, bán giá 150 USD (tương đương khoảng 3,5 triệu đồng). Không chỉ dừng lại ở khăn choàng, hiện nay sản phẩm của bà mỗi ngày càng đa dạng hơn như được may thành các sản phẩm quà tặng lưu niệm nho nhỏ như túi xách. 

Nghệ nhân Phan Thị Thuận mơ ước ngày nào đó đất nước mình cũng mở rộng được nghề này như ở Campuchia, Myanmar để nông dân tăng thêm thu nhập. Bởi theo đánh giá của bà, tiềm năng của nghề dệt lụa từ tơ sen của Việt Nam hơn Campuchia, Myanmar. Bởi người thợ của chúng ta vê sợi nhanh hơn, chắc hơn và đều hơn. 

Tin cùng chuyên mục

Vietjet mở lại loạt đường bay kết nối Đà Lạt - Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Phú Quốc

Vietjet mở lại loạt đường bay kết nối Đà Lạt - Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Phú Quốc

(PLVN) -  Đón mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mở lại cùng lúc hai đường bay kết nối Đà Lạt – Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng trong hôm nay 7/11, và đường bay Đà Nẵng - Phú Quốc từ ngày 8/11. Các đường bay được hãng mở lại sau đại dịch COVID-19 sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách khắp trong, ngoài nước, góp phần khôi phục hoạt động kinh tế các địa phương sau đại dịch.

Đọc thêm

MobiFone Smart Travel - Chạm là đi, đi là đến

“Túi khôn du lịch” MobiFone Smart Travel.
(PLVN) - Thời đại 4.0, chuyến đi của người trẻ không giới hạn chỉ ở điểm đến. Đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Hè này, bạn trẻ đừng bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất
(PLVN) -  Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một “Di sản từ cao nguyên” đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức. Hiện Dalatmilk được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các “ông lớn” trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam và thế giới lựa chọn, tin dùng.

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh
(PLVN) - 8/3 là dịp để nam giới bày tỏ yêu thương và trân trọng tới những người phụ nữ đặc biệt. Việc chọn quà để vừa không dễ bị “bắt bài”, vừa khiến các chị em rung rinh là một vấn đề vô cùng “nan giải”. Hãy cùng DOJI khám phá những món quà để một nửa xinh đẹp của thế giới thêm phần trọn vẹn hạnh phúc trong ngày 8/3.

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).