'Nữ hoàng sắc đẹp' Kenya bị tuyên án tử hình vì giết bạn trai

Bản án nghiêm khắc đối với Ruth Wanjiku Kamande làm dấy lên tranh cãi tại quốc gia chưa thi hành án tử hình nào trong 31 năm qua.
Ruth Wanjiku Kamande đăng quang cuộc thi Hoa hậuLangata năm 2016. Ảnh: AFP.

Ruth Wanjiku Kamande đăng quang cuộc thi Hoa hậu Lang'ata năm 2016. Ảnh:AFP.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Jessie Lesiit ở thủ đô Nairobi, Kenya hôm 19/7 đã tuyên án tử hình Ruth Wanjiku Kamande 24 tuổi, vì tội giết người, theo Channel News Asia.

"Tôi muốn những người trẻ tuổi biết rằng sẽ chẳng có một cái kết tốt đẹp nếu họ giết bạn trai hay bạn gái của mình khi cảm thấy thất vọng hay nản chí. Thay vào đó, tốt hơn hết là các bạn nên bỏ qua và tha thứ", thẩm phán Lesiit nói trong lúc tuyên án.

Kamande đã giết bạn trai Farid Mohammed, 24 tuổi, bằng một con dao làm bếp vào 9/2015. Thẩm phán Lesiit bác bỏ tuyên bố "tự vệ" của Kamande, nói rằng 25 vết đâm trên người Mohammed đều được tính toán và thủ phạm ra tay ở thế chủ động.

Trong phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 5, Kamande khai đêm trước khi xảy ra vụ án, cô phát hiện những bức thư tình cũ trên điện thoại của bạn trai. Hai người cãi vã sang tận hôm sau, dẫn tới bi kịch.

Kamande bị giam trong nhà tù dành cho nữ giới ở Lang'ata, ngoại ô Nairobi từ năm 2015. Trong thời gian bị giam, cô giành chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Lang'ata (dành cho các nữ tù nhân) vào năm 2016. Luật sư của Kamande nói rằng danh hiệu này là một bằng chứng về hành vi tốt đẹp của cô để mong một bản án khoan dung hơn nhưng không thành.

Gia đình nạn nhân cho rằng bản án này đích đáng song một số nhóm nhân quyền lên tiếng phản đối, nói quyết định này là "một cú đánh vào kỷ lục hạn chế thi hành án tử hình của Kenya". Quốc gia châu Phi này đã không thi hành án tử hình nào trong 31 năm qua.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2013, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã chuyển dần các án tử hình sang tù chung thân. Năm 2016, 2.747 tù nhân, trong đó có 92 phụ nữ, đã thoát án tử nhờ chính sách này. Năm 2017, Tòa án Tối cao Kenya ra phán quyết khẳng định việc tử hình không hợp hiến. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng chưởng lý sau đó lý giải điều này không có nghĩa là bãi bỏ án tử hình mà chỉ giúp tòa án cẩn trọng hơn khi ra phán quyết.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.