Nữ họa sĩ đam mê làm đẹp không gian công cộng đất Kinh Kỳ

Lấy cảm hứng từ bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Thu Thủy đã thiết kế cung đường nghệ thuật (ảnh Trần Thanh Hà).
Lấy cảm hứng từ bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Thu Thủy đã thiết kế cung đường nghệ thuật (ảnh Trần Thanh Hà).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Họa sĩ Thu Thủy được biết tới là người phụ nữ “kể chuyện” Thăng Long- Hà Nội bằng gốm. Chị thích các họa tiết truyền thống, thích vẻ đẹp Việt cổ và đưa vào tác phẩm nghệ thuật công cộng để nhiều người chiêm ngưỡng. Với tình yêu Hà Nội đam mê, nồng nàn, chị đã có nhiều ý tưởng sáng tạo để góp phần làm Hà Nội thêm lung linh và đẹp đẽ hơn.

Lan tỏa tình yêu Hà Nội bằng các tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo

Nhà báo- họa sỹ Nguyễn Thu Thủy sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tình yêu Hà Nội với chị là tình yêu quê hương máu thịt. Hà Nội bước vào lễ kỷ niệm 1000 năm, với tất cả tình yêu dành cho Hà Nội, Nguyễn Thu Thủy đã ấp ủ một món quà thật ý nghĩa dành tặng Hà Nội. Suốt nhiều năm, chị đau đáu câu hỏi làm sao để văn hóa Hà Nội sâu rộng trong đời sống đương đại và lan tỏa ra được với bạn bè quốc tế?

Ý tưởng về con đường gốm sứ ven sông Hồng nhen nhóm khi Nguyễn Thu Thủy chứng kiến cuộc khai quật khảo cổ tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long vào cuối năm 2003. “Những viên gạch trang trí hoa cúc dây thời Lý, những bình gốm men lam và men trắng thời Lê, những thạp gốm lớn hoa nâu thời Trần... Đã khiến tôi xúc động. Tôi nghĩ về một dòng chảy lịch sử xuyên suốt thời gian được lưu giữ trên chất liệu gốm truyền thống. Và tôi đã muốn có một con đường, một bức tranh, tái hiện lại một phần những họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử trên con đường này”.

Người dân và du khách có thể ngắm trên những bức tranh gốm với những nét văn hóa đậm chất của người Việt; Có thể thấy các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua các triều đại Lý, Trần, Lê...; Có thể thấy các hoa văn tiêu biểu trên thổ cẩm và trang trí kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam. Có thể thấy những góc khác nhau của Hà Nội, là Hà Nội hiện đại năng động, là Hà Nội- thành phố vì hòa bình, là Hà Nội với những góc phố bình yên, là Hà Nội với những hàng cây thân quen, gần gũi, tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hòa bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế... Các bức tranh được sáng tác cùng những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc... Họa sĩ Thu Thủy đã thổi hồn vào đê, khoác cho đê sông Hồng một tấm áo mới tươi sáng, quyến rũ thay thế vẻ già nua, khắc khổ, xám xịt xưa kia.

Tác phẩm "Trái tim Tình yêu Hà Nội bên hồ Trúc Bạch" (ảnh PV).

Tác phẩm "Trái tim Tình yêu Hà Nội bên hồ Trúc Bạch" (ảnh PV).

Không chỉ có “Con đường gốm sứ”, “Trái tim tình yêu Hà Nội” do họa sỹ Nguyễn Thu Thủy tạo nên cũng là một công trình ấn tượng, tô điểm thêm cho hồ Trúc Bạch. “Trái tim tình yêu Hà Nội” với những hình khối đẹp cộng với sắc màu tươi tắn của men gốm và 4 chiếc ghế gắn gốm được đặt quanh đó tạo hình ảnh tươi trẻ, hiện đại. Những công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô như Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Cột cờ Hà Nội, cầu Long Biên, phố cổ và các công trình mới như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù... được trang trí trên thành và lưng tựa ghế…

Năm 2022, lấy cảm hứng từ bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Thu Thủy đã thiết kế cung đường nghệ thuật thành một bức tranh với những đường sóng uốn mềm mại tại phố Trịnh Công Sơn. Một khung cảnh ấm áp và đẹp mắt làm thay đổi hẳn quang cảnh con đường trải nhựa mà mọi người vẫn quen nhìn. Họa sĩ Thu Thủy tâm sự: "Chúng tôi mong muốn mang tinh thần lãng mạn của âm hưởng nhạc Trịnh để phủ lên đoạn đường nghệ thuật này. Tình yêu đối với nhạc Trịnh được họa sĩ Thu Thủy thiết kế thành hình cây đàn guitar cách điệu.Hàng chữ ký rất bay bổng của ông và tên bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" đặt trên những đường cong lượn sóng 3D thể hiện sóng nhạc dạt dào cảm xúc của tinh thần nhạc Trịnh”.

Tháng 5/2023, bức tranh gốm “Tình Hữu nghị Việt - Đức” cao 2,2m dài 26m tại bức tường công viên Nước Hồ Tây (Hà Nội) do họa sỹ Nguyễn Thu Thủy thiết kế và công ty nghệ thuật Tân Hà Nội triển khai thực hiện với nguồn kinh phí do Đại sứ quán Đức tài trợ nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tại buổi lễ khánh thành Ngài Đại sứ Tiến sỹ Guido Hidner đã rất hào hứng giới thiệu về ý nghĩa của các công trình kiến trúc được thể hiện trên tác phẩm tranh gốm. Ngài Đại sứ nhấn mạnh hình ảnh các em bé ở đoạn đầu tranh tượng trưng cho tương lai của tình hữu nghị giữa Đức và Việt Nam. Ngài Đại sứ cũng nhấn mạnh về thông điệp được gửi gắm trong bức tranh: thông điệp về tình hữu nghị bền chặt giữa hai đất nước. Những mục tiêu cao đẹp mà cả hai dân tộc cùng hướng tới: đó là việc gìn giữ bảo vệ môi trường thông qua tích cực sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (hình ảnh người đi xe đạp, cánh quạt gió, tàu ICE, ôtô điện), gìn giữ các di sản kiến trúc như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của hai đất nước.

Đại sứ Đức- Tiến sỹ Guido Hidner và hoạ sỹ Nguyễn Thu Thuỷ tại lễ khánh thành tranh gốm Tình hữu nghị Việt Đức (ảnh NVCC).

Đại sứ Đức- Tiến sỹ Guido Hidner và hoạ sỹ Nguyễn Thu Thuỷ tại lễ khánh thành tranh gốm Tình hữu nghị Việt Đức (ảnh NVCC).

Tháng 6/ 2023, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã thiết kế một bức tranh tường cao 2m60 dài 7m20 với chủ đề Dấu ấn kiến trúc Việt- Úc (Hà Nội). Tại ngày hội văn hóa ẩm thực hữu nghị Việt Nam – Australia vừa diễn ra chào mừng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước , Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã rất khen ngợi bức tranh tường “Dấu ấn kiến trúc Việt Úc”.

Các sáng tạo nghệ thuật đề tài Hà Nội được tôn vinh trên quốc tế

Tháng 10/ 2010 “Con đường gốm sứ” được UBND thành phố gắn biển Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội và đồng thời được tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận đây là bức tranh gốm sứ lớn nhất thế giới. Cũng trong dịp này, tác giả “Con đường gốm sứ” đã được thành phố vinh danh là 1 trong 10 công dân tiêu biểu của Thủ đô. Trước đó, “Con đường gốm sứ đã vinh dự nhận được giải thưởng Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội năm 2008”.

Năm 2018, lễ trao giải cuộc thi Thiết kế Quốc tế A"Design Award & Competition đã được tổ chức tại Nhà hát Teatro Sociale Como, miền bắc Italy. Sự kiện có mặt của các thành viên Viện Hàn lâm Thiết kế quốc tế và hàng trăm kiến trúc sư, các nhà thiết kế từ khắp nơi trên thế giới. Đại diện Việt Nam - Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy đã nhận cúp bạc cho Công trình gắn gốm nghệ thuật Nhà gương trong Công viên Thống Nhất (Hà Nội), với số điểm 94/100 thuộc lĩnh vực Nghệ thuật công cộng thiết kế cho Xã hội và Môi trường. Công trình Nhà Gương của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy được đánh giá cao bởi tính hoành tráng của hai bức tranh gốm phủ bên ngoài Nhà gương, cùng chủ đề lựa chọn mang đậm tính dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, các bức tường và sàn bên trong Nhà gương cũng được gắn tỉ mỉ những viên gốm và sỏi gốm màu đủ các sắc độ tạo nên một một không gian dưới đáy đại dương lộng lẫy.

Tác phẩm "Vườn nhiệt đới Việt Nam" trang trí sân bay Đà Nẵng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đạt Giải ba tại Cuộc thi Thiết kế quốc tế - IDA lần thứ 10 tại Mỹ (ảnh NVCC).

Tác phẩm "Vườn nhiệt đới Việt Nam" trang trí sân bay Đà Nẵng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đạt Giải ba tại Cuộc thi Thiết kế quốc tế - IDA lần thứ 10 tại Mỹ (ảnh NVCC).

Ngoài “Nhà Gương”, một tác phẩm nghệ thuật công cộng khác cũng do họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã đạt Huy chương Đồng cho hạng mục nghệ thuật, thủ công và thiết kế đã hoàn thành tại cuộc thi Thiết kế Quốc tế. Đó là công trình gắn gốm trang trí bể tạo sóng trong Công viên Hồ Tây. Bức tranh gốm diễn tả cảnh đáy đại dương với rực rỡ san hô, hải quỳ, sao biển, các loài cá và tôm cua. Màu sắc tươi sáng của men gốm cùng kỹ thuật tạo hình điêu luyện đã tạo nên vẻ hấp dẫn của bức tranh gốm cao 2,8m dài 18mHai bức tranh gốm hoành tráng “Hà Nội mùa Xuân và Hà Nội mùa Thu” tại tòa nhà Lotte, dành Huy chương Đồng tại cuộc thi Thiết kế Quốc tế lần thứ 10 tại thành phố Los Angeles (Mỹ).

Bức tranh hoa sen ở sân bay Nội Bài đạt giải tại Ý (ảnh PV)
Bức tranh hoa sen ở sân bay Nội Bài đạt giải tại Ý (ảnh PV)

Công trình đài phun nước Bông sen Vàng tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) và Trái tim Tình yêu Hà Nội bên hồ Trúc Bạch (Hà Nội) - đoạt giải khuyến khích tại Mỹ và Italia năm 2016… Công trình Tranh hoa sen trang trí sân bay quốc tế Nội Bài của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy và ê kíp họa sĩ Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã giành Huy chương Vàng trong hạng mục Nghệ thuật công cộng thiết kế cho xã hội trong cuộc thi Thiết kế Quốc tế A’Design Awards& Competition (Ý) năm 2019. Ngay sau đó, Họa sĩ Thu Thủy được kết nạp thành hội viên Hiệp hội thiết kế quốc tế.

Với niềm say mê gốm Việt và ước muốn nâng cao không gian sống, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã sáng tạo nên những không gian công cộng Hà Nội trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Bằng những công trình gốm ấn tượng của mình, họa sĩ Thu Thủy đã “kể” với du khách trong và ngoài nước về mảnh đất, văn hóa, con người Thăng Long- Hà Nội. Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp của chiều sâu lịch sử hơn 1000 năm, của thiên nhiên tươi đẹp với "Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu!". Những tác phẩm gốm độc đáo ấy đã diễn tả cô đọng nhất những nét đẹp văn hóa tinh túy của Thủ đô văn hiến.

Luôn theo sát các hoạt động văn hoá nghệ thuật của Thủ đô, hoạ sỹ Thu Thuỷ rất mong muốn đóng góp các thiết kế sáng tạo làm đẹp các không gian công cộng hưởng ứng các chương trình Hà Nội - Thành phố sáng tạo theo cam kết với UNESCO. Họa sĩ Thu Thủy ước mong, Hà Nội sớm thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tin cùng chuyên mục

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Đọc thêm

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.