“Nữ giới cũng có thể làm được những công trình khoa học quan trọng”

TS. Hà Thị Thanh Hương được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. (Nguồn: TƯ Đoàn)
TS. Hà Thị Thanh Hương được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. (Nguồn: TƯ Đoàn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Điều này đã được TS. Hà Thị Thanh Hương - người vừa được vinh danh một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 chứng minh qua chính hành trình làm khoa học của bản thân. Đây cũng là thực tiễn từ góc nhìn phụ nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay.

Hiện thực hóa ước mơ ấu thơ

Người viết bài biết đến tên tuổi của TS. Hà Thị Thanh Hương - Trưởng bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học Tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh ở Lễ trao Giải thưởng nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022 vào ngày 25/11/2022 tại trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình “Giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science)”. TS. Hà Thị Thanh Hương là 1 trong 3 nhà khoa học nữ Việt Nam có các đề án nghiên cứu tiềm năng vì sức khỏe và lợi ích cho cộng đồng được nhận Giải thưởng nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022.

Tiếp đến năm 2023, TS. Hà Thị Thanh Hương được xướng tên ở bốn giải thưởng trong năm bao gồm: Quả cầu vàng, Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc, Women of the Future Southeast Asia 2023 (Phụ nữ tương lai Đông Nam Á) và Công dân trẻ tiêu biểu của TP HCM. Và mới đây nhất, ngày 23/3/2024, TS. Hà Thị Thanh Hương đã được vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

Có duyên với giải thưởng, nhưng theo TS. Hà Thị Thanh Hương, đây là những thành quả được tích lũy trong quá trình dài nghiên cứu, giảng dạy, không phải ngày một ngày hai mà thành và “thành quả này có dấu ấn của nhiều thầy cô, đồng nghiệp, học trò ở khoa Kỹ thuật Y Sinh, chứ không phải mình tôi”, nữ Tiến sĩ chia sẻ.

TS. Hà Thị Thanh Hương sinh năm 1989 trong gia đình có cha mẹ đều làm giáo viên, mẹ dạy Sinh học, còn ba dạy Hóa học. Ngay từ khi còn nhỏ, cô bé Hương đã được tiếp xúc với các kiến thức khoa học tự nhiên và sớm bộc lộ sở thích với môn học này. Thi tuyển THPT, Thanh Hương trúng tuyển vào lớp chuyên Sinh, Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM.

Chọn nghề cho tương lai, Thanh Hương quyết định theo học về khoa học thần kinh. Căn nguyên của quyết định này xuất phát từ việc trong gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm. Quá trình đưa người thân đi các bệnh viện thăm khám, chữa bệnh, Thanh Hương thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe tâm thần của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Thậm chí, ngay cả đối với bệnh viện lớn, cũng vẫn chưa có công cụ để chẩn đoán và chữa trị chính xác.

Năm 2007, Thanh Hương trúng tuyển ngành Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Quyết tâm theo đuổi ước mơ, trong quá trình học đại học, Thanh Hương bắt đầu tìm hiểu các chương trình đào tạo về thần kinh học ở nước ngoài, bởi nhận thấy thời điểm đó, trong nước chỉ dạy ngành này theo hướng đào tạo bác sĩ, trong khi cô muốn theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp thủ khoa đại học, Thanh Hương về làm tại Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford (OUCRU) tại Việt Nam, với mong muốn tích lũy những kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.

Tiếp tục thực hiện ước mơ, trong năm này, Thanh Hương nộp hồ sơ học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam để theo đuổi con đường nghiên cứu về thần kinh học tại Đại học Stanford, Mỹ. Kết quả vượt ngoài cả mong đợi, Thanh Hương giành thêm học bổng, trở thành nghiên cứu sinh ngành thần kinh học của đại học này với trọng tâm nghiên cứu về chứng tự kỷ. Năm 2018, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, Thanh Hương trở về nước làm việc tại Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM.

Động lực sau những công trình nghiên cứu

TS. Hà Thị Thanh Hương chia sẻ, ngay khi đi du học, chị đã luôn mong muốn thay đổi cách xã hội hiểu về sức khỏe tâm thần. Khi bị bệnh, trong não của người bệnh có sự thay đổi về các phân tử, các chất hóa học khiến cho người bệnh thay đổi cách suy nghĩ, cách cư xử và hành động. Đây là bệnh lý, chứ không phải do người bệnh tự điều chỉnh được, hay do lý do yếu tô tâm linh nào đó. Cũng chính vì vậy, khi gặp một người trầm cảm, ta không thể nói họ hãy bớt trầm cảm, buồn bã đi; hoặc khi gặp một bệnh nhân rối loạn lo âu thì bảo họ bớt lo âu đi... Cũng giống như khi gặp một bệnh nhân Alzheimer, chúng ta không thể nói với họ hãy cố gắng nhớ, bởi đây là bệnh.

Thời gian đầu về nước, TS. Hà Thị Thanh Hương dành phần lớn thời gian gặp gỡ các bác sĩ, đến các bệnh viện để tìm hiểu, triển khai ý tưởng nghiên cứu sức khỏe tâm thần. Từ những khảo sát ban đầu, TS. Hương xác định có hai bài toán lớn về sức khỏe tâm thần có thể giải quyết dựa trên kiến thức mình đã học, gồm: bệnh liên quan đến stress và Alzheimer (bệnh lý não bộ, gây suy giảm trí nhớ và khả năng suy nghĩ). TS. Hương nhận thấy Alzheimer là một trong những căn bệnh gây tử vong cao nhất ở người lớn tuổi. Trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam, nghiên cứu về bệnh này trở nên cấp thiết.

Năm 2018, bắt tay thực hiện những bài toán cải thiện chức năng bộ não, TS. Hương lập nhóm nghiên cứu Brain Health Lab với đồng nghiệp, học viên cao học và sinh viên. Nhóm đã phát triển thành công phần mềm Brain Analytics - phân tích hình ảnh MRI sọ não người bệnh và chẩn đoán bệnh Alzheimer tự động, nhanh, được huấn luyện và kiểm tra trên cơ sở dữ liệu ADNI (Mỹ) với độ chính xác khoảng 96%. Năm 2022, chị và các cộng sự nghiên cứu đề án tạo kit để phát hiện bệnh Alzheimer tại chỗ. Với kit này, các bác sĩ ở các trung tâm y tế cấp huyện có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh Alzheimer thay vì phải dùng các thiết bị máy móc chụp chiếu hiện đại. Ngoài ra, dựa trên hàm lượng protein p-tau 217, các bác sĩ có thể tiên lượng sự phát triển của bệnh trong những năm tới.

Năm 2022, với công trình “Nghiên cứu và phát triển hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh Alzheimer dựa trên ảnh MRI sọ não”, chị cùng các cộng sự cũng xuất sắc giành giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16. Đây có thể xem như sản phẩm đầu tiên ứng dụng AI vào chẩn đoán và theo dõi bệnh Alzheimer ở Việt Nam với độ chính xác cao đến 96%. Cùng năm đó, chị là 1 trong 3 nhà khoa học nữ được vinh danh “Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022” của Giải thưởng L'Oréal - Unesco for Women in Science với các đề án nghiên cứu tiềm năng vì sức khỏe và lợi ích cho cộng đồng...

Được biết, đến nay, TS. Hà Thị Thanh Hương có khoảng 30 công trình nghiên cứu về bệnh Alzhermer nói riêng và sức khỏe tâm thần nói chung. Những kết quả nghiên cứu trong thời gian qua cũng như hướng mà TS. Hà Thị Thanh Hương tiếp tục thực hiện trong thời gian tới sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu về lĩnh vực này hiện nay tại Việt Nam. Còn với riêng mình, TS. Hà Thị Thanh Hương luôn tâm niệm, nữ giới cũng có thể làm được những công trình khoa học quan trọng, có tầm ảnh hưởng trong xã hội, có tính sáng tạo và ở Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để theo đuổi khoa học, dù rằng công việc nghiên cứu, viết bài báo khoa học, xin tài trợ hay tìm kiếm đối tác đều rất vất vả. Nhưng một động lực lớn đối với người làm khoa học, đó là sự trưởng thành của các thế hệ sinh viên kế cận biết theo đuổi mơ ước của mình và sự tiến triển tốt của các bệnh nhân khi họ thụ hưởng thành quả từ công trình nghiên cứu. Những lúc như vậy, mọi vất vả dường như như tan biến, để sẵn sàng bước tiếp con đường mình đã chọn.

Ở Việt Nam hiện có nhiều cơ hội để nữ giới theo đuổi khoa học

Tại Hội thảo “Phụ nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ”, thông tin từ Bộ KH&CN cho thấy, những năm qua, tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học không ngừng tăng, ngày càng có nhiều phụ nữ thành công trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Với những nghiên cứu của mình, các nhà khoa học nữ đã đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới nhận định, ở Việt Nam, phụ nữ là lực lượng quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học, nhưng vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn do rất nhiều yếu tố như rào cản về ngôn ngữ, năng lực hội nhập và khả năng tư vấn phản biện chính sách mới… Bên cạnh đó, so với nam giới, phụ nữ thiếu thời gian tham gia nghiên cứu khoa học và ít được động viên, khuyến khích theo đuổi một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nghiên cứu khoa học, theo PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, sử dụng lao động nữ hợp lý, chính sách xã hội phải phản ánh được lợi ích và nguyện vọng của phụ nữ.

Đọc thêm

Nữ chiến sĩ trên mặt trận không gian mạng và sứ mệnh thời 4.0

Chương trình “Nâng bước chân em tới trường” hỗ trợ xe đạp cho học sinh khó khăn. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, phụ nữ không chỉ là những người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình mà còn là chiến sĩ quả cảm trên các mặt trận đầy cam go, bao gồm cả tác chiến không gian mạng. Với bản lĩnh kiên cường, trí tuệ sắc bén và tinh thần nhân ái, họ luôn khẳng định vai trò tiên phong, đóng góp vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng hình ảnh đẹp đẽ của “Bộ đội Cụ Hồ” thời đại mới.

Lan tỏa niềm tin, dựng 'thế trận lòng dân' trong kỷ nguyên số

Thượng tá Trần Quang Huy, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm 586 trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới tỉnh Sơn La. (Ảnh: Trung tâm 586)
(PLVN) - Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ mệnh xây dựng cầu nối niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Một buổi lên lớp của Đại úy Lò Văn Thoại. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ nạn và nạn tảo hôn, biết làm ăn để đời sống ngày một no ấm…

Vực dậy sau khủng hoảng sự nghiệp

Thất bại trong quá khứ có thể trở thành một “cú hích” cho sự đột phá trong sự nghiệp, nếu biết chấp nhận và đổi thay. (Ảnh: AT)
(PLVN) - Khủng hoảng trong công việc, sự nghiệp là điều mà rất nhiều người có thể gặp phải trong giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua. Đây không chỉ là cú sốc về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, giá trị bản thân và cảm hứng sống. Nhưng chính những giai đoạn gian nan ấy là cơ hội để mỗi người tìm lại chính mình và tái sinh mạnh mẽ hơn.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trên biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, trong khi đó khu vực Trung và Nam Trung Bộ sắp đón đợt mưa vừa, mưa to.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.