Nữ doanh nhân “liều mạng” chuyển nghề sản xuất phim

Bà Dung (bên phải) được đánh giá “liều mạng” khi rẽ ngang sang mảng sản xuất phim
Bà Dung (bên phải) được đánh giá “liều mạng” khi rẽ ngang sang mảng sản xuất phim
(PLO) - Tay ngang bước vào ngành điện ảnh khi đang là một doanh nhân ở Bình Dương, từ đó bà Dung xem làm phim như một cái “nghiệp” của cuộc đời. “Nghiệp” vì sự đam mê, vì tình yêu, vì cái tâm với điện ảnh nước nhà, dù nghiệp làm phim với bà chưa mang lại lợi nhuận.

Cái tên thuần Việt “Mi Đi A”

Bà Phan Thị Kim Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mi Đi A (trụ sở số 23A đường Đặng Tất, quận 1, TP HCM) vẫn thường được gọi với cái tên thân quen – Dung “Bình Dương”. Trong lĩnh vực điện ảnh, dù mới dấn thân vào ngành sản xuất phim lắm chông gai trở ngại, nhưng bà Dung chưa bao giờ nản chí.

Vốn là “con nhà nông” và từng là Bí thư xã Đoàn năng động tại xã Vĩnh Phú (Thuận An, tỉnh Bình Dương) những năm 1983 – 1990, vì đồng lương thời bao cấp không đủ sống, bà Dung vừa công tác, vừa kinh doanh thêm nghề thu gom khoai mì bỏ mối cho cơ sở bột mì, thu mua mía bán cho Nhà máy đường Bà Lụa (Bình Dương)…

Kinh nghiệm từ kinh doanh nhỏ lẻ, bà Dung chuyển sang kinh doanh ngành nghề nhà hàng, ăn uống, tiệc cưới. Có chút vốn lận lưng, năm 2008 bà chuyển sang kinh doanh xuất nhập khẩu hạt điều. Thành công trong việc kinh doanh, bà Dung có tiếng ở Bình Dương như một nữ doanh nhân thành đạt.

Nhưng cuộc đời có nhiều bất ngờ, bà Dung bắt đầu dấn thân vào ngành sản xuất phim như một “cái nghiệp đã mang lấy vào thân”. Đó là vào năm 2010, trong một lần tình cờ nghe người bạn là  Việt kiều kể về phim, quá trình sản xuất phim cũng như khó khăn, bà chợt muốn “ra tay góp sức” với người bạn. Bà Dung góp kinh phí vào bộ phim “Con gái vị thẩm phán”. Dù phải mất hai năm sau, bộ phim mới được công chiếu và thu lại cho bà Dung một khoản lợi nhuận không nhiều với một doanh nhân: 1 tỷ đồng. Kể từ đây, bà Dung bắt đầu dấn thân vào còn đường nghệ thuật thứ bảy.

“Tôi biết ngành sản xuất phim Việt Nam gặp không ít khó khăn. Nhà sản xuất gặp khó khăn ngay từ khâu kịch bản, đạo diễn, chọn diễn viên; đến lúc công chiếu cũng bị chèn ép. Nhưng tổ nghiệp đã chọn, tôi vui vẻ và quyết tâm thực hiện cho bằng được. Nghề chọn người chính là cái duyên cái phận, mình phải làm cho tốt. Tôi muốn góp sức thay đổi được ngành điện ảnh lắm thị phi, non trẻ”, bà Dung nói.

Năm 2014, bà Dung tiếp quản Công ty Mi Đi chuyên đầu tư, sản xuất phim để chuyên tâm đầu tư hơn, đổi tên thành Công ty cổ phần Mi Đi A. Nhiều người bảo bà đặt tên sai chính tả, phải là Mê Đi A (Media) mới đúng. Nhưng bà Dung lại cho rằng cái tên Mi Đi A mới thuần Việt. Từ đây, bà Dung liên tiếp cho sản xuất các bộ phim truyền hình khá tiếng tăm như “Trận đồ bát quái”, “Tình thù 2 mặt” nhận được nhiều lời khen ngợi từ khán giả.

“Phim truyền hình rất khó thu hồi vốn. Cả phim “Trận đồ bát quái” và “Tình thù hai mặt” đều không thu được lợi nhuận. Tôi phải mang tiền nhà ra đắp vào. Bởi vì mình chú tâm hơn vào nghệ thuật, vào cảnh quay và chưa có kinh nghiệm nên kinh phí vượt dự tính ban đầu. Nhưng tôi chấp nhận vì coi đó là kinh phí học nghề”, bà Dung chia sẻ.

Cho rằng phim truyền hình không còn ăn khách, bà Dung chuyển sang phim điện ảnh với bộ phim đầu tay “Tích tắc, anh yêu em”. Phim công chiếu khắp các rạp ở toàn quốc và trở thành một trong những phim ăn khách nhất lúc bấy giờ. Phim này mang lại cho bà Dung khoản lợi nhuận 1,5 tỷ đồng. Đó coi như một thành công bước đầu.

Không nản chí

Bà Dung chia sẻ: “Sau bốn bộ phim, tôi học được rất nhiều điều. Nhất là khâu chọn diễn viên. Hoặc là những diễn viên mới toanh, chưa từng đóng phim để khi đó họ cố gắng diễn cho thật tốt. Hoặc là diễn viên phòng vé”.

Trong những khâu sản xuất phim, bà Dung chú trọng nhất về vấn đề bản quyền, hợp đồng lao động, bảo hiểm sức khỏe cho diễn viên dù thời gian quay chỉ kéo dài từ 2 – 4 tháng, không dài trong lĩnh vực điện ảnh. 

Như bộ phim sắp công chiếu tới “Ngốc ơi tuổi 17”, bà Dung tình cờ đọc trên mạng tác phẩm “Mang thai tuổi 17” của một tác giả trẻ. Muốn chuyển thể tác phẩm thành phim, bà Dung đã mất khá nhiều công sức, tìm kiếm được tác giả cuốn sách để mua bản quyền, xin chuyển thể. 

Bà Dung nói: “Nhiều người bảo sách trên mạng, cứ lấy ý tưởng đó mà dùng, mình chỉ sử dụng 30% tác phẩm gốc thì có gì sợ kiện tụng. Nhưng tôi không làm thế. Mình ăn cắp chất xám của người ta là không chấp nhận được. Mình tôn trọng chất xám của người khác là góp phần tạo dựng cây bút mới cho nền điện ảnh nước nhà. Khi tôi tìm được tác giả, đó là một cô gái có hoàn cảnh khá khó khăn, bị khiếm khuyết. Tôi đã mua bản quyền và mời cô gái cộng tác vào phim như một lời cảm ơn, một sự giúp đỡ”.

Còn lúc quay phim, bà Dung luôn ký hợp đồng đúng luật, mua bảo hiểm sức khỏe cho diễn viên. Bà Dung rất coi trọng sức khỏe của cả đoàn phim nhất là vấn đề về an toàn thực phẩm.

Hỏi tại sao phim không thu được lợi nhuận nhưng bà vẫn cố theo, vì đã “đâm lao phải theo lao” hay vì lý do nào khác. Bà Dung nói: “Phải đi vào ngành sản xuất phim mới biết hết được sự chông gai của nghề, sự chèn ép từ nhiều phía. Thế giới điện ảnh thực sự phức tạp, mình mới vào nghề, họ thường gây khó khăn, tìm đủ đường để “phá bĩnh”. Có những lúc tôi cảm thấy đuối sức , mệt mỏi và muốn từ bỏ nghề. Nhưng dù phức tạp, ngành điện ảnh vẫn lôi cuốn nhiều người. Tôi muốn làm tất cả để cống hiến thật nhiều cho nền điện ảnh... Vì thế tôi phải quyết tâm để tiếp tục chiến thắng, tôi phải vượt qua mọi khó khăn để phấn đấu trở thành một nhà sản xuất phim được ghi nhận. Nó là một cái “nghiệp” của đời tôi chứ không phải nghề. Dù có phải dùng tiền nhà bù vào, tôi vẫn làm. Làm vì sự đam mê, vì cái tâm của chính mình”.

Đạo diễn Lê Cung Bắc nói về bà Dung: “Tôi làm phim gần 40 năm nhưng chưa thấy nhà sản xuất nào như bà Dung. Tôi gọi bà Dung là “bà liều mạng”. Liều mạng vì chưa từng có nhà sản xuất tay ngang mới vào nghề nào dám làm liền hai phim cùng một lúc. Phim này chưa đóng máy, lại tiếp tục đầu tư, sản xuất một phim khác”.

 Bà Dung nói: “Tôi hy vọng những người yêu nghệ thuật, những ai xem giá trị nghệ thuật là trên tất cả thì hãy đồng hành giúp tôi. Còn những ai chỉ biết nói ngang nói ngược để chèn ép nhà sản xuất mới như tôi thì tôi sẽ quyết tâm kết hợp các nhà sản xuất khác dần loại bỏ”. 

Hiện bà Dung đang trong quá trình hoàn thiện hai phim điện ảnh “Ngốc ơi tuổi 17” và “Chú ơi đừng lấy mẹ con”. Phim “Ngốc ơi tuổi 17” kể lại câu chuyện một cô học sinh mới 17 tuổi đã mang thai trong phút chốc bồng bột. Dù sắp làm mẹ, cô học sinh vẫn ngây thơ, vẫn chưa biết cuộc đời mình đã chuyển sang trang mới. Phim xoay quanh chủ đề học sinh, những mối tình đầu đời khó phai pha chút hài hước, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc. Phim “Chú ơi đừng lấy mẹ con” sẽ được công chiếu vào ngày 21/9/2018 sắp tới tại các rạp trên toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Đọc thêm

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam
(PLVN) - “Tập đoàn TH và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tự tin trong hành trình “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050” – ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH chia sẻ tại Lễ công bố Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, tối 4/11 tại Hà Nội.

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài
(PLVN) - Với đặc thù đội ngũ lao động đa quốc tịch, làm việc trên phạm vi quốc tế, cả dưới mặt đất và trên bầu trời, thời gian làm việc 24/24 tiếng, bao gồm cả các dịp lễ tết, việc đảm bảo chính sách cho người lao động được Vietjet đặc biệt chú trọng.

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast
(PLVN) - Hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững, đồng thời góp phần vào cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ngày 3/11/2024, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp cùng Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast đã tổ chức chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, phủ xanh Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast, vì tương lai xanh Việt Nam” tại Nhà Đa năng của Công ty.

Ông Nguyễn Duy Khương: "Nữ doanh nhân đang có những bước tiến vượt bậc đáng khích lệ”

 Ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai.
(PLVN) - Là người tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai – đã có những chia sẻ về sự phát triển của các nữ doanh nhân.

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'
(PLVN) - Tại chương trình FPT Leader Talk ngày 30/10, ông Hoàng Nam Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT nhấn mạnh trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường học tập và làm việc, người làm chủ được AI sẽ là những lãnh đạo tương lai.

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?
(PLVN) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính (NĐTC) 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024). Theo đó, trong NĐTC 2023-2024, doanh thu hợp nhất đạt 39.272 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 510 tỷ đồng.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).