Nụ cười và nước mắt chuyện đặc khu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Dư luận quan tâm với tâm trạng “dân ngại” có nhiều lý do, nó đặc biệt nhạy cảm như vị trí nhạy cảm về địa chính trị, địa kinh tế, địa an ninh - quốc phòng của ba địa danh trên đối với đất nước.

Chưa bao giờ “câu chuyện đặc khu” được quan tâm như hiện nay. Dự Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đang được Quốc hội xem xét trước khi bỏ phiếu dự kiến ngày 12/6. 

Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên hành lang Quốc hội sáng 4/6 chia sẻ vấn đề cho thuê đất đặc khu đến 99 năm đối với trường hợp đặc biệt đã gây ra “làn sóng khủng khiếp”, nhiều ý kiến tâm tư, tin nhắn, cuộc gọi, thư từ gửi đến Thủ tướng.

Một Đại biểu Quốc hội thì lập luận rằng, chúng ta đã làm sai chuẩn khi vẫn lấy mô hình của những đặc khu được coi là thành công của 20 - 30 năm trước, áp dụng các ưu đãi đã lỗi thời như: Ưu đãi thời gian sử dụng đất, nhân công rẻ mạt, casino. “Lấy thành công của quá khứ thành lợi thế của tương lai”, theo đại biểu này cảnh báo, đó là cách nghĩ rất đáng lo ngại.

Ai dám đảm bảo rằng họ nhìn xuyên được thế kỷ và chịu trách nhiệm với tương lai, khi mà tầm nhìn quy hoạch của các ngành, lĩnh vực của đất nước hiện nay chỉ 5 – 10 năm đã lạc hậu; làm một con đường mới chưa quá 5 năm đã phải “xén” trong, “xén” ngoài?

Trở lại với “câu chuyện đặc khu”, đây là một mô hình thu hút đầu tư rất phổ biến trên thế giới, từng tạo ra những phép màu về phát triển kinh tế nhưng không ít trong số đó cũng trở thành nỗi hổ thẹn. Sẽ rất khó để lấy một vài ví dụ thành công lẻ tẻ từ Trung Quốc hay Nhật Bản để khẳng định rằng “mô hình đặc khu” của họ với ưu đãi vượt khung, sẽ thành công trong việc xây dựng đặc khu ở nước ta. Trên thế giới, tỷ lệ thành công của các đặc khu là 50/50. Và giống như mọi thử nghiệm khác, nó có thể thành công hay thất bại, không chỉ có nụ cười mà nước mắt rơi đau đớn.

Liệu trong tư duy của những người “thiết kế chính sách”, xây dựng dự luật trình Chính phủ và Chính phủ trình Quốc hội như hiện nay có tránh được “bản sao” của các khu công nghiệp hiện hữu? Theo nhìn nhận của ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Đặc khu không phải là một ốc đảo trong nền kinh tế của Việt Nam mà trái lại phải nằm trong tầm chiến lược phát triển công nghiệp với những tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng. Kế đó là phải có khuôn khổ theo dõi và đánh giá rất rõ ràng”. Tư duy của những “nhà thiết kế”, trong khi chưa trả lời được, vượt lên được đã bộc lộ nhiều sơ hở. Nếu tư duy làm đặc khu không khác gì cho thuê đất tối đa 99 năm để thể hiện “ưu đãi vượt bậc” cho những doanh nghiệp bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng thì thật buồn cười.

Cũng xin nhắc lại, tại phiên thảo luận ở hội trường hôm 23/5, một đại biểu cũng đặt câu hỏi: “Chúng ta phải hết sức thận trọng, chúng ta sống đương đại có thể đại diện cho những thế hệ sống 100 năm nữa không?”.

Hy vọng, thế hệ của tương lai không phải nước mắt rơi?.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.