Nữ công nhân suýt tử vong vì cái vỏ kẹo

Hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bệnh viện Chợ Rẫy mới tiếp nhận một nữ bệnh nhân có tiền căn ho ra máu dai dẳng gần 2 năm nay, dù không có bệnh nền. Nguyên nhân sau đó được xác định do... 1 chiếc vỏ kẹo.

Bệnh nhân là chị V.T.X.B., 28 tuổi, một công nhân đang làm việc tại tỉnh Bình Dương. Chị B. cho biết thời gian gần đây, tình trạng ho ra máu của chị ngày càng tăng lên. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi được CT-Scan ngực chẩn đoán, các bác sĩ phát hiện chị B. có tình trạng giãn phế quản ở thùy dưới của phổi trái. Bệnh nhân sau đó được chỉ định nội soi phế quản.

Ths.BS Phạm Thị Vân Thanh – Phụ trách Phòng Nội soi phế quản (khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ: “Trong lúc soi, chúng tôi tình cờ phát hiện một dị vật xếp thành nhiều lớp nằm ở phế quản thùy dưới bên trái. Sau khi kéo được dị vật ra và kiểm tra, chúng tôi phát hiện đó là một… vỏ kẹo nằm xếp lớp, gây tắc một nhánh thùy dưới phổi trái, gây viêm nhiễm kéo dài, dẫn tới tình trạng giãn phế quản và bệnh nhân ho ra máu”.

Sau khi dị vật được gắp ra, bệnh nhân B. đã ổn định sức khỏe và xuất viện trong cùng ngày.

Theo Ths.BS Phạm Thị Vân Thanh, trong những trường hợp như vậy, nếu tắc nghẽn lâu ngày và viêm nhiễm kéo dài, bệnh nhân có thể sẽ bị áp xe phổi, ộc ra mủ và hoại tử phần phổi đó. Thậm chí, bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu nhiễm trùng phổi nặng, ho ra máu.

“Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị dị vật trong phổi, thường gặp nhất là bị dị vật là hạt sapôchê”, Ths.BS Phạm Thị Vân Thanh chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Thanh, cách đây hơn nửa tháng, Phòng Nội soi phế quản Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã tiếp nhận một trường hợp tương tự bệnh nhân V.T.X.B. Đó là nữ bệnh nhân L.T.B. (63 tuổi).

Bà L.T.B. bị ho dai dẳng một năm nay. Và trong suốt một năm đó, bà đã làm xét nghiệm COVID-19 rất nhiều lần vì nghi ngờ ho là do nhiễm SARS-CoV-2. Sau khi dịch COVID-19 tại TP HCM tạm lắng, bà đến Bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám và được chỉ định nội soi phế quản.

Khi nội soi, các bác sĩ tình cờ phát hiện trong phổi bệnh nhân có một dị vật. Đội ngũ y bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình gắp dị vật ra.

“Chúng tôi không biết dị vật này là gì! Đưa dị vật cho bệnh nhân, một lúc sau bà mới nhớ đó chính là chiếc xương cổ vịt bị sặc cách đây một năm. Sau khi sặc thức ăn, dù có hội chứng xâm nhập, nhưng bệnh nhân không biết là xương cổ vịt đã rơi vào phổi…”, Ths.BS Phạm Thị Vân Thanh kể lại.

Theo bác sĩ Thanh, không may mắn như bệnh nhân L.T.B., Bệnh viện Chợ Rẫy từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân cắn bịch dầu gội đầu và bị mảnh bịch dầu gội này lọt vào phế quản. Với mảnh dị vật lâu ngày nằm trong phổi, bệnh nhân bị hội chứng đại thực bào sau đó tử vong vì hội chứng này.

“Khi ăn uống, mọi người cần tránh nói chuyện và cười đùa. Đặc biệt, khi ăn những loại trái cây có hạt, cần cẩn thận bóc tách hạt ra. Đặc biệt, hạt sapôchê rất trơn, dễ lọt vào phổi mà lại rất khó gắp ra. Trong trường hợp bị sặc thức ăn và có hội chứng xâm nhập, mọi người cần lập tức đến các cơ sở y tế, bởi nếu để lâu ngày, dị vật sẽ gây tắc nghẽn đường thở, gây viêm nhiễm, áp xe hoặc ho ra máu, nguy hiểm đến tính mạng…”, Ths.BS Phạm Thị Vân Thanh khuyến cáo.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.