Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Những ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô

Bà Đỗ Thị Kim Dung tên thường gọi là Hoàng Lan Dung, các bí danh Hoàng Lan, Minh Ngọc, Lê Minh Tuyên. Bà sinh ngày 4/12/1934 tại làng Thạch Khôi (nay thuộc phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình tiểu chủ, song bà Dung đã có tinh thần giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Bà tham gia thiếu nhi cứu quốc ở khu phố Hàng Than (Hà Nội) khi mới 11 tuổi, năm 13 tuổi bà tham gia trong Hội Thanh niên phật tử với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động thanh niên phật tử làm việc thiện, rải truyền đơn kháng chiến chống địch bắt lính, bán công trái kháng chiến… tại địa bàn các chùa Hòe Nhai, Bà Đá, Chân Tiên…

Với những thành tích xuất sắc trong công tác nên khi mới 16 tuổi bà đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Cuối năm 1950, bà được Quân ủy nội thành quyết định cho ra vùng tự do theo học lớp Chi ủy viên khóa 16 trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Tháng 3/1951, bà được biệt phái sang làm cán bộ phụ vận tại Huyện ủy Mỹ Đức, Hà Tây. Đến tháng 10/1951, bà được Thành ủy Hà Nội điều trở về nội thành và từ tháng 2/1952, bà hoạt động công khai tại nội thành trong các tổ chức quần chúng: Trường Nữ công Đức Hợp, Trường Văn hóa Chí Linh, Hội Phụ nữ Bắc Hà, Hưng Ký, Diệu Nam, Tuệ Linh với nhiệm vụ vận động thanh niên trí thức quần chúng chống bắt lính, không tiếp tay cho giặc, ủng hộ kháng chiến…

Để chuẩn bị chu đáo, an toàn cũng như tổ chức các cuộc mít tinh diễu hành, biểu dương lực lượng mừng Đảng và Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đã chỉ thị cho các Quận ủy quán triệt tinh thần cho các cán bộ nội thành tích cực chuẩn bị cho hoạt động chào mừng này.

Màn thực cảnh tái hiện ngày 10/10/1954 đoàn quân giải phóng tiến về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: VGP)

Màn thực cảnh tái hiện ngày 10/10/1954 đoàn quân giải phóng tiến về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: VGP)

Tháng 8/1954, Quân ủy đã chỉ thị bà Dung vận động và đón những quần chúng tích cực trong thành phần công chức, tầng lớp trí thức các chị em tiểu thương… ra vùng tự do tham dự lớp tập huấn chính trị tại Vân Đình, ngoại thành Hà Nội. Những quần chúng tích cực này sẽ là lực lượng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Ủy ban kháng chiến, của Chính phủ, Nhà nước đối với Nhân dân nội thành trước khi về tiếp quản Thủ đô, khơi dậy tinh thần yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân nội thành giúp Chính phủ bảo vệ tài sản, bảo vệ các cơ sở vật chất mà quân đội Pháp trước khi rút quân đã cố tình phá hoại nhằm gây khó khăn cho ta.

Kết thúc lớp tập huấn, bà Đỗ Thị Kim Dung về công tác tại Hội LHPN thành phố Hà Nội cùng các chị em làm công tác phụ vận chuẩn bị cho ngày Chính phủ về tiếp quản Thủ đô như chuẩn bị băng rôn, khẩu hiệu mít tinh, vận động chị em tham gia vào đoàn diễu hành cùng các đoàn thể quần chúng khác biểu dương lực lượng.

Vốn xuất thân trong gia đình tiểu chủ, là người con gái Hà thành hiểu rõ nếp ăn ở, sinh hoạt của các tầng lớp phụ nữ nội thành, nên bà được giao nhiệm vụ phổ biến lại đặc điểm sinh hoạt của chị em nội thành cho các cán bộ phụ nữ Trung ương để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ tham gia mít tinh, diễu hành biểu dương lực lượng cũng như tuyên truyền chủ trương, chính sách của Chính phủ cho đông đảo tầng lớp Nhân dân trước khi về tiếp quản Thủ đô.

Giấy khen của Thành hội Phụ nữ Hà Nội.

Giấy khen của Thành hội Phụ nữ Hà Nội.

Nhờ có công tác chuẩn bị chu đáo mà buổi diễu hành mít tinh chào mừng ngày Đảng, Chính phủ về tiếp quản Thủ đô đã diễn ra một cách an toàn có tổ chức, riêng đoàn phụ nữ đã huy động được hơn 10 nghìn chị em tham gia cùng các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể khác. Bà Dung được đánh giá là một trong những cán bộ Thành hội xuất sắc đã tổ chức cho chị em phụ nữ diễu hành một cách có trật tự nhất và giải tán được an toàn. Tại Hội nghị đánh giá tổng kết công tác chuẩn bị cho Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, bà được Ban Chấp hành Hội LHPN thành phố Hà Nội tặng Giấy khen.

Những hiện vật lịch sử

Kỷ niệm về những tháng năm lịch sử ấy không chỉ là những câu chuyện và ký ức, bà Đỗ Thị Kim Dung còn giữ được một số hiện vật mà đối với bà, giờ đây đã trở thành kỷ vật thiêng liêng.

Đó là Quân hiệu Ủy ban Quân chính Hà Nội do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội cấp cho các cán bộ hoạt động nội thành, cán bộ các đơn vị, các đoàn thể quần chúng khi về tiếp quản Thủ đô. Tháng 8/1954, sau khi đi học xong lớp tập huấn bồi dưỡng chuẩn bị cho công tác tiếp quản Thủ đô, bà Kim Dung được biên chế sang cán bộ Hội LHPN thành phố Hà Nội.

Quân hiệu Ủy ban Quân chính Hà Nội.

Quân hiệu Ủy ban Quân chính Hà Nội.

Quân hiệu này bà Kim Dung được Hội LHPN thành phố Hà Nội cấp ngày 9/10/1954 và được bà sử dụng khi tham gia trong thành phần cán bộ Hội Phụ nữ tham gia cùng đoàn Quân chính Đảng và sư đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Trong các công tác phụ vận, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Ủy ban cho các tầng lớp Nhân dân nội thành, quân hiệu cũng được bà Dung sử dụng khi làm nhiệm vụ.

Đó là Giấy khen của Thành hội Phụ nữ Hà Nội. Bà Đỗ Thị Kim Dung được Ban Chấp hành Thành hội Phụ nữ Hà Nội khen thưởng ngày 01/01/1955 do đã có thành tích xuất sắc trong công tác phụ vận, tổ chức đông đảo quần chúng dự biểu dương lực lượng mừng Hồ Chủ tịch, Đảng và Chính phủ về tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…