NSƯT Vân Khánh nhận cát-xê 5.000 đồng khi hát ca Huế, bị ca sĩ nổi tiếng giành giờ diễn

NSƯT Vân Khánh kể lại kể niệm trong nghề.
NSƯT Vân Khánh kể lại kể niệm trong nghề.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xuất hiện trong một chương trình, NSƯT Vân Khánh bật mí "quy luật ngầm" khắc nghiệt khi ca Huế trên sông Hương và việc từng bị đồng nghiệp bắt nạt, giành giờ diễn.

Sự cố khi lần đầu hát ca Huế

Khán giả cả nước đã quen với hình ảnh một Vân Khánh hiền dịu, thướt tha bên tà áo dài. Thế nhưng khi rời khỏi ánh đèn sân khấu, hòa vào cuộc sống thường ngày thì nữ nghệ sĩ cũng như bao người khác, là một người vợ và một người mẹ.

NSƯT Vân Khánh chia sẻ, ngay từ thuở đi học cô đã thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường lớp và lần nào cũng có giải thưởng đem về. Quãng thời gian ấy với cô chỉ đơn giản là thích hát và khi hát được mọi người xung quanh khen hay chứ vẫn chưa thực sự nghĩ rằng sẽ theo đuổi con đường nghệ thuật. Mãi đến sau này cô trở lại Huế để học âm nhạc vào năm 1994, thì mới chính thức bắt đầu đi hát chạy show kiếm tiền.

Nhiều khán giả thắc mắc ở một tỉnh lẻ như Huế thì ca hát làm sao phát triển và sôi nổi bằng các trung tâm lớn như Hà Nội hay TP HCM. Thế nhưng, tại Huế vẫn có một mảng thị trường ca nhạc rất đặc biệt, đó là hát ca Huế trên sông Hương. Chính vì thế nó đã hình thành nên một thị trường và có đầy đủ các yếu tố tốt xấu khác nhau. Với NSƯT Vân Khánh, lần hát ca Huế đầu tiên đã để lại cho cô nhiều kỷ niệm khó quên.

Sau khi hát bài tủ Mười thương, bầu show muốn Vân Khánh hát thêm bài khác, cô chọn ngâm thơ Đây thôn Vĩ Dạ, nhưng vì run và hồi hộp, nữ nghệ sĩ lại quên lời và ca thành một bài khác. Đêm ấy về nhà, Vân Khánh đã khóc rất nhiều. Tuy vậy, cô vẫn nhận được cát-xê lần đầu ca Huế là 5 ngàn đồng, coi như tiền son phấn.

Sau sự cố xấu hổ ấy, NSƯT Vân Khánh được bố là nhạc công “huấn luyện” một khóa ca Huế, cùng với chất giọng dân ca trời cho đã giúp cô trở thành “vedette” ở các sự kiện và “chạy show mệt nghỉ”. Với nơi khác chạy show tính theo tụ điểm thì tại Huế lại đi bằng thuyền, vậy nên một đêm cao điểm Vân Khánh hát được 4 thuyền.

Từ một người hát quên lời, NSƯT Vân Khánh thành “vedette” tại Huế.

Từ một người hát quên lời, NSƯT Vân Khánh thành “vedette” tại Huế.

Nữ nghệ sĩ cho biết, thời điểm ấy ca Huế đang thịnh hành và khách du lịch đổ về theo dõi rất đông. Tuy nhiên, Vân Khánh lại nhận ra điều bất ổn về mức cát-xê của nghề hát này khi ấy là “ca băng”. Tức là dù có hát hay, hát giỏi hay hát nhiều ra sao thì tất cả các suất biểu diễn nghệ sĩ đều nhận về một mức cát-xê giống nhau là 25 ngàn đồng. Khi có tiền thưởng thì cũng chia đều như nhau. Nữ nghệ sĩ cho rằng điều này phản ánh một thực tế bất công làm cho những người có tài năng thật sự cảm thấy nản lòng.

Bị “ma cũ” bắt nạt khi vào Nam lập nghiệp

Rời hình ảnh một cô gái Huế, NSƯT Vân Khánh khoác lên mình chiếc áo mới khi Nam tiến lập nghiệp. Trước giờ chỉ biết giữ ý giữ tứ, nhạt nhòa, không dám bộc lộ cá tính, khi vào TP HCM, Vân Khánh được “nhào nặn”, biết cách thể hiện mình, mạnh dạn bày tỏ cá tính hơn. Như nữ nghệ sĩ nói: “Vẫn là chất giọng ngọt ngào ấy, vẫn con người ấy nhưng trưởng thành hơn trong giọng hát, phong cách biểu diễn và hình thức bên ngoài”.

NSƯT Vân Khánh tâm sự câu chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới” khi cô Nam tiến. Thời điểm ấy là sau năm 1998, nữ nghệ sĩ đã theo học được một năm tại nhạc viện và bắt đầu nhận show đi hát trở lại. Chiêu bài phổ biến nhất khi ấy là “giành giờ diễn”. Vân Khánh kể trong một lần đi diễn khi đã đến lượt cô hát thì bỗng có một nữ ca sĩ nổi tiếng chạy đến và giành giờ diễn, đẩy Vân Khánh xuống lượt sau.

Người MC dẫn chương trình cũng biết ý đến hỏi Vân Khánh nhường cho cô ca sĩ kia nhưng nữ nghệ sĩ đáp rằng: “Mặc dù em không vội lắm nhưng nếu chị ấy nói với em một tiếng, em sẵn sàng nhường”. Dù được Vân Khánh gợi ý, tỏ rõ sự thiện chí nhưng cô ca sĩ kia vẫn một mực không mở lời. NSƯT Vân Khánh lập tức đi gặp bầu show, xin ký lương và xin phép ra về để sang tụ điểm khác biểu diễn.

NSƯT Vân Khánh sinh năm 1978, là người gốc Quảng Trị nhưng sinh ra tại Huế. Vân Khánh có sở trường ở những ca khúc mang âm hưởng dân ca Huế. Năm 2012, Vân Khánh vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Sở hữu tiếng hát vô cùng ngọt ngào cùng hình ảnh dịu dàng của người con gái xứ Huế nhưng ngoài đời, Vân Khánh là người có cá tính mạnh mẽ và cách sống rất “đàn ông”.

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Đọc thêm

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.

Thầm thì hoa nở

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.

Lần theo dấu chữ

Lần theo dấu chữ
(PLVN) - Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, ta không khỏi xúc động trước những di sản đã góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Nỗ lực để mọi miền, mọi nhà đón Tết vui

Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tháng Chạp đến rồi kìa

Với người xưa, tháng Chạp được coi như "tháng Tết", "về nhà ăn Tết". (Ảnh: Tuấn Ngọc).
(PLVN) - Nói đến Tháng Chạp là chộn rộn chuyện Tết đến, Xuân về. Mùa đông đã hết, chuyện bây giờ là bàn nhau sắm Tết, du ngoạn, thăm thú, “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” (Truyện Kiều). Dù thời thế đổi thay, nhưng khi giao mùa, hết năm, vẫn đầy háo hức, tha thiết.