Nốt thăng trầm của dòng họ bất động sản trị giá gần 40 tỷ đô la ở Hong Kong

 Ba anh em nhà Kwok.
Ba anh em nhà Kwok.
(PLVN) - Được thừa kế tập đoàn bất động sản trị giá hàng tỷ đô từ người cha quá cố. Ba anh em nhà Kwok đã tự tạo hiềm khích mâu thuẫn để phế truất nhau. Kết cục, anh em tan đàn xẻ nghé, người chết sớm, người lâm cảnh lao lý. Tập đoàn tỷ đô đành giao cho các cháu kế vị.

Gây dựng công ty tỷ đô

Tập đoàn Sun Hung Kai là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Hong Kong (Trung Quốc) với tổng trị giá tài sản khoảng gần 40 tỷ đô la. Được gây dựng bởi cố Chủ tịch Kwok Tak-seng (Kwok – PV). Ông sinh năm 1911, tại thị trấn Shiqi ở Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngay từ nhỏ ông đã biết giúp cha mình kinh doanh buôn bán hàng hóa trong khu vực thị trấn.

Khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Kwok rời Macauchuyển đến Hồng Kông và thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Hung Cheong, sau đó ông làm đại lý phân phối tại Hồng Kông cho công ty YKK Zippers Nhật Bản (nhà sản xuất khóa kéo lớn nhất thế giới). 

Năm 1958, Kwok tham gia kinh doanh bất động sản, thành lập công ty Eternal Enterprises, với Fung King-hey, Lee Shau-kee, Seaward Woo và bốn nhà đầu tư khác. Sau đó Kwok cùng ba đối tác là Kwok - Fung và Lee đã thành lập công ty Sun Hung Kai Enterprises vào năm 1963, Kwok được bổ nhiệm làm chủ tịch. Nhờ mối quan hệ của mình trong lĩnh vực sản xuất, Kwok không chỉ phán đoántài tình về nhu cầu gia tăng đối với các công trình xây dựng, mà còn thúc đẩy công ty hướng tới việc đáp ứng nhu cầu đó.

Sau vài năm thành lập công Sun Hung Kai gặt hái được thành công vang dội và trở thành một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu Hong Kong. Sun Hung Kai xây hai tòa nhà chọc trời cao nhất tại Hong Kong, sở hữu các khách sạn và chung cư lớn nhất thành phố. Tập đoàn này cũng là chủ của những trung tâm mua sắm đông đúc nhất Hong Kong. 

Chân dung tỉ phú Raymond Kwok.
Chân dung tỉ phú Raymond Kwok.

Năm 1972, Sun Hung Kai lên sàn chứng khóa và bán được hơn 56 triệu đô la cổ phiếu. Cũng tron năm đó, hai người đồng sáng lập Sun Hung Kai đã chuyển hướng sang kinh doanh lĩnh vực khác. Kwok liền mua lại cổ phần của hai người bạn và tiếp quản công ty, sau đó công ty được đổi tên thành Sun Hung Kai Properties (SHKP).

SHKP cũng đã trở thành một trong những nhà phát triển đầu tiên của các khu dân cư quy mô lớn, đặc biệt là ở Vùng lãnh thổ mới. Năm 1960, Kwok đầu tư xây dựng một khu nhà ở kết hợp khách sạn ở Sha Tin và dành được thắng lợi lớn. Từ đó, ông càng có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng các khu đô thị rộng lớn.Năm 1970, ôngtiếp tục chi hàng triệu đô lamua những khu đất rộng lớn ở nông thôn để làm các khu đô thị có kiến trúc cảnh quan hiện đại, xanh mát.

Sự sắc sảo của ông vua bất động sản đã gặt hái được thành công vang dội khi năm 1980, tòa nhà New Town Plaza ở Sha Tin ra đời, năm 1984 các khu dân cư và thương mại ở Tai Po và Tsuen Wan cũng được khánh thành.Ngoài ra, nhà Kwok còn xây công viên giải trí Noah's Ark với mô hình hoàn chỉnh của con tàu Noah huyền thoại trong Kinh Thánh nổi tiếng bậc nhất Hồng Kông.

Theo thống kê, tại thời điểm đó các đại gia bất động sản ở Hồng Kông đã kiểm soát hơn 1.000 hecta đất nông nghiệp, tương đương khoảng 1/5 diện tích Manhattan (New York, Mỹ). Và Sun Hung Kai là công ty nắm phần lớn quỹ đất trên.

Chỉ trong vòng 5 năm, phía công ty Sun Hung Kai đã chuyển đổi 836.000 m2 đất nông nghiệp thành đất ở.Giá khởi điểm mỗi một mét vuông đất ở là 13.724 USD, một căn hộ 65 m2 của công ty này có giá lên đến 890.000 USD. Đây là con số không tưởng với nhiều người dân thành phố, nơi thu nhập trung bình của hộ gia đình hàng tháng chỉ là 3.750 USD.

Đang làm ăn như diều gặp gió, năm 1990, ông Kwok Tak-seng đột ngột qua đời vì bệnh tim, hưởng thọ tuổi 79 tuổi.Vị trí lãnh đạo cao nhất khi đó thuộc về người con trai cả Walter Kwok. Hai người em khác là Thomas Kwok và Raymond Kwok đóng góp vai trò hỗ trợ cho anh tiếp tục gây dựng cơ nghiệp.

Sau khi ông Kwok Tak-seng qua đời,cuối năm 1990, Tập đoàn Sun Hung Kai Properties (SHKP) được định giá lên tới 25 tỷ đô la,sở hữu quỹ đất 3 triệu feet vuông, là một trong nhữngtập đoàn bất động sản lớn nhất Hồng Kông.

Anh em tan đàn xẻ nghé

Sau khi ông Kwok Tak Seng qua đời vì bệnh tim vào năm 1990 ở tuổi 79, ba người thừa kế của Sun Hung Kai - Walter Kwok, Thomas Kwok và Raymond Kwok - tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Họ đều là những người rất giỏi trong công việc quản lý kinh doanh. Walter Kwok được giao giữ vị trí chủ tịch Tập đoàn Sun Hung Kai.

Tuy nhiên, khi ba anh em nhà Kwoklàm việc cùng tập đoàn thì họ lại không biết cách phối hợp với nhau và giải quyết vấn đề thừa kế hợp lý. Do đó, năm 2008, hai người em Thomas Kwok và Raymond Kwok kết hợp với mẹ mình - bà Kwong Siu-hing - để lật đổ anh cả Walter Kwok.

Cụ thể, đầu năm 2008, ông Vào năm 2008, khi đang nắm quyền điều hành tập đoàn bất động sản hàng đầu Hong Kong Sun Hung Kai Properties, chủ tịch Walter Kwok tuyên bố nghỉ phép tuyên bố nghỉ phép 2 – 3 tháng để qua Mỹ nghỉ ngơi. Đồng thời giao quyền điều hành cho hai người em ruột. Thế nhưng không ngờ khi quay trở lại thì ông đã bị phế truất. 

Theo đó, Thomas và Raymond Kwok đã tung tin rằng anh trai mình bị chứng rối loạn cảm xúc và không đủ sức khỏe để làm Chủ tịch. Kết quả chẩn bệnh do một giáo sư về tâm thần học của Đại học Standford, Mỹ tên là Jose Maldonado đưa ra.Bằng cách đó, anh em nhà Kwok đã thành công trong việc thuyết phục Hội đồng quản trị bỏ phiếu bãi miễn vị trí Chủ tịch của ông Walter. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa được giới thạo tin ở Hong Kong đưa ra là do ông Walter Kwok đã cho phép nhân tình - luật sư Ida Tong Kam-hing - can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của gia đình.

Theo các trang tin ở Hồng Kông loan báo, bà Ida Tong Kam-hing vốn là người tình thời trẻ của ông Walter Kwok. Nhưng tình yêu này từng bị cố Chủ tịch Kwok Tak Seng phản đối.Bà Ida là một người phụ nữ tham vọng, thường xuyên cố vấn và được Walter Kwok tin tưởng tuyệt đối trong việc kinh doanh của tập đoàn. Điều đó khiến người nhà Kwok cảm thấy bị đe dọa.

Sau khi Walter Kwok bị buộc phải rời khỏi vị trí chủ tịch Tập đoàn Sun Hung Kai. Hai người em trai của ônglà Thomas Kwok và Raymond Kwok cũng không được ngồi vào ghế chủ tịch, thậm chí hai người nay còn vướng vào vòng lao lý vì tội hối lộ. Năm 2012, hai anh em gia tộc Kwok đối mặt với tội danh lót tay công chức để đổi lấy thông tin về các dự án mua bán đất.

Thời điểm đó, đây được xem là vụ án tham nhũng lớn nhất Hong Kong trong bối cảnh bức xúc dư luận tăng cao vì mối quan hệ không minh bạch giữa chính quyền thành phố và các đại gia nhà đất. Năm 2014, Thomas Kwok bị kết án 5 năm tù, do đó Raymond Kwok (con trai út của cố Chủ tịch Kwok Tak Seng) tiếp quản vị trí chủ tịch Sun Hung Kai. 

Năm 2018, Walter Kwok (người thừa kế đầu tiên của Sun Hung Kai) đột ngột qua đời do một cơn đau tim hồi tháng 10/2018. Người em Thomas Kwok bị kết áncũng được ra tù trước thời hạn do cải tạo tốt.

Sau 20 năm kể từ ngày ông Kwok Tak Seng qua đời, hàng loạt biến cố đã xảy ra với tập đoàn Sun Hung Kai khiến đế chế bất động sản trị giá 38 tỷ USD giờ về tay những đứa cháu của tỷ phú quá cố. Hiện tại, Raymond Kwok cùng các cháu là Geoffrey (con trai của Walter Kwok) tiếp quản công việc kinh doanh của tập đoàn. Ông Geoffrey Kwok tham gia Hội đồng quản trị của Sun Hung Kai vào tháng 12/2018, sau khi học tại Đại học Yale và làm việc cho một ngân hàng đầu tư quốc tế.

Theo các hãng thông tấn quốc tế, ông Geoffrey hiện đang là tỷ phú châu Á trẻ nhất thế giới khi mới 35 tuổi đã nắm giữ khối tài sản trị giá 6,7 tỷ đô la. Em trai của ông Geoffreylà Jonathan hiện cũng thừa kế khối tài sản trị giá khoảng 2,5 tỷ USD và phụ trách các giao dịch bất động sản của Empire Group Holding.

Bên cạnh đó, cả ba người con của Walter Kwok là Jonathan, Geoffrey và Lesley Kwok hiệncòn là giám đốc của Công ty gia đình Empire Group Holding. 

Dưới thời của những người thừa kế trẻ nhất châu Á, gia tộc Kwok chưa kịp ổn định bộ máy quản lý của Tập đoàn Sun Hung Kai thì đã vấp phải hàng loạt biến cố khi biểu tình ở Hong Kong leo thang, gần đây nhất, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến toàn bộ giao dịch bất động sản bị đóng băng.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.