Một trong những điều lo ngại nhất khi triển khai ý tưởng này là liệu có ngăn chặn được tình trạng làm giả tem có mệnh giá hàng trăm nghìn đồng khi được bán rộng rãi hay không.
>> Nộp phạt vi phạm giao thông bằng tem
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng vừa kiến nghị với Bộ GTVT áp dụng hình thức nộp phạt vi phạm giao thông bằng tem.
Các tem này có mệnh giá từ 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng thậm chí là 500 nghìn đồng được bán rộng rãi ở bưu điện, cây xăng... Khi bị phạt, lái xe sẽ dán các tem này vào biên lai vi phạm và có thể đi ngay, không bị giữ giấy tờ xe, không phải đến kho bạc nộp phạt. Hình thức này cũng tránh cho lực lượng CSGT bị nghi ngờ nhận hối lộ khi nhận tiền mặt.
Việc xử phạt bằng biên lai xử phạt tại chỗ đã được CSGT áp dụng với các lỗi vi phạm nhỏ, số tiền phạt dưới 500.000 đồng, tem nộp phạt theo đề nghị của Hiệp hội này sẽ có mệnh giá lớn hơn, áp dụng cho các lỗi vi phạm nặng hơn.
>> Nộp phạt vi phạm giao thông bằng tem
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng vừa kiến nghị với Bộ GTVT áp dụng hình thức nộp phạt vi phạm giao thông bằng tem.
Các tem này có mệnh giá từ 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng thậm chí là 500 nghìn đồng được bán rộng rãi ở bưu điện, cây xăng... Khi bị phạt, lái xe sẽ dán các tem này vào biên lai vi phạm và có thể đi ngay, không bị giữ giấy tờ xe, không phải đến kho bạc nộp phạt. Hình thức này cũng tránh cho lực lượng CSGT bị nghi ngờ nhận hối lộ khi nhận tiền mặt.
Việc xử phạt bằng biên lai xử phạt tại chỗ đã được CSGT áp dụng với các lỗi vi phạm nhỏ, số tiền phạt dưới 500.000 đồng, tem nộp phạt theo đề nghị của Hiệp hội này sẽ có mệnh giá lớn hơn, áp dụng cho các lỗi vi phạm nặng hơn.
Người vi phạm giao thông có thể không mất nhiều thời gian, công sức đi lại làm thủ tục nộp phạt nếu đề xuất sử dụng tem phạt đi vào đời sống (Ảnh minh họa) |
Trao đổi với báo giới chiều qua 13-1, ông Trần Ngọc Thành - Vụ trưởng Vụ Vận tải, đơn vị soạn thảo các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của Bộ GTVT cho biết vẫn chưa được tiếp cận với đề xuất này.
Tuy nhiên, theo ông Thành, "địa chỉ" để kiến nghị vấn đề này phải là Bộ Tài chính chứ không phải Bộ GTVT. Bộ GTVT chỉ quy định những lỗi nào bị phạt, phạt bao nhiêu tiền, còn cách thức thu và nộp phạt thế nào do Bộ Tài chính và Bộ Công an quy định.
Thượng tá Trần Sơn - Phó Trưởng phòng Điều tra, hướng dẫn và xử lý tai nạn giao thông Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt ủng hộ về mặt ý tưởng đối với đề xuất này. Tuy nhiên, đề xuất này sẽ "động chạm" đến nhiều quy định quản lý nhà nước hiện nay.
Chẳng hạn, quy định hiện nay, CSGT, cơ quan công an các cấp khi xử phạt vi phạm giao thông được giữ lại 70% số tiền phạt để mua trang thiết bị, xây dựng lực lượng... nếu phạt bằng tem thì việc quản lý, phân bổ ngân sách sẽ phức tạp hơn. Một trong những điều lo ngại nhất khi triển khai ý tưởng này là liệu có ngăn chặn được tình trạng làm giả tem có mệnh giá hàng trăm nghìn đồng khi được bán rộng rãi hay không.
Theo Sỹ Lực
Dân Việt