Nông thôn và thành thị

Thực tế cũng cho thấy ở nhiều vùng quê phát triển, mức sống của người dân không thua kém khu vực thành thị.
Thực tế cũng cho thấy ở nhiều vùng quê phát triển, mức sống của người dân không thua kém khu vực thành thị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Câu thành ngữ “giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành thị” đã có lúc không còn đúng tuyệt đối, ví dụ như trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang căng thẳng tại một số đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh.

Một số lúc, một số nơi đã có cả một “làn sóng” người lao động rời thành thị tạm lánh về quê nhà. Nhiều tỉnh, thành đã tổ chức những đoàn xe, những chuyến tàu, thậm chí các chuyến bay để đưa người có nhu cầu về quê.

Sài Gòn dù là nơi ân tình, là nơi cưu mang thay đổi số phận biết bao người ngoại tỉnh nhưng trong tình thế tạm thời, nhiều người vẫn chọn cách tạm xa Sài Gòn để lánh về quê, vì ba lý do chính: Thứ nhất, một số người đã kiệt quệ về tiền bạc, nếu ở lại không còn nguồn mưu sinh; thứ hai, một số người “đứt gánh” công việc, chọn cách về quê hơn là ngồi bó gối ở thành phố; thứ ba, một số người e ngại bị dịch bệnh, điều kiện sống có thể không đảm bảo phòng chống dịch, nên trở về quê…

Trước hiện tượng này, một lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra vấn đề cần tiếp tục thúc đẩy, phát triển chương trình nông thôn mới, để làm sao nông thôn là nơi đáng sống, nơi tìm đến, nơi quay về. Ông cũng tỏ ra băn khoăn về cái tên của chương trình là “xây dựng nông thôn mới” có thể khiến một số địa phương nghĩ “xây dựng” nghĩa là thiên về hạ tầng, là cầu, đường, trụ sở; trong khi một trong những mục tiêu chính, bản chất của chương trình là nâng cao thu nhập và chất lượng sống của nông dân thông qua sinh kế.

Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ nâng cao thu nhập bằng cách nào, nếu 5 năm trước trồng 1ha lúa, 5 năm sau cũng trồng 1ha lúa thì không thể nào tăng thu nhập lên 1,5 lần. Hay nếu hỗ trợ cho người dân vay tiền để giảm nghèo, sản xuất ra một mặt hàng nào đó mà không kết nối được tới thị trường thì cũng không thể nào nâng cao thu nhập gấp 1,5 lần.

Theo vị cán bộ ngành Nông nghiệp này, trước hết phải cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Trong đó, nâng cao thu nhập bằng cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với những mô hình nông nghiệp mới, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh. “Ngay cả khi có dịch COVID-19, vài nông dân biết lên mạng để bán hàng của mình trong mùa giãn cách cũng đã thay đổi được rồi”, ông dẫn chứng.

Thực tế đã cho thấy ở rất nhiều vùng nông thôn, những mô hình nông dân sản xuất lớn, sản xuất thông minh đã mang đến nhiều hiệu quả, là điển hình cho các nông dân làm theo. Thực tế cũng cho thấy ở nhiều vùng quê phát triển, mức sống của người dân không thua kém, thậm chí còn cao hơn cả vùng thành thị. Nói đến câu chuyện “làn sóng” người lao động trở về quê trong đại dịch COVID-19, không phải để so sánh thành thị hơn hay nông thôn hơn; mà để cho thấy chiến lược nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta là rất đúng đắn, để nông thôn và thành thị không có khoảng cách quá xa, để dù ở phố thị hay làng mạc, đâu đâu cũng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tin cùng chuyên mục

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất

(PLVN) - Nhận thức rõ mức độ bị ảnh hưởng của người bị Nhà nước thu hồi đất, khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Đọc thêm

Di sản và nguồn lực

Chùa Côn Sơn
(PLVN) - Hôm qua (16/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Trong rất nhiều nhiệm vụ, Thủ tướng gợi ý Hải Dương bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực phát triển.

Quyết sách nào với nhà chung cư?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Dự kiến, tại Phiên họp thứ 21, ngày 17/3 tới đây, UBTVQH xem xét, thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó có một nội dung quan trọng, là có nên quy định thời hạn sở hữu với nhà chung cư hay không?

20 hộ dân “mắc kẹt” ở Dự án xử lý nước thải Đà Nẵng

Dự án diện tích 100.000m2 trải dài tại xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).
(PLVN) -  Vì vướng 20 hộ dân chưa thể giải tỏa đền bù mà Dự án Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu (Đà Nẵng) trễ hẹn suốt 5 năm. Điều này cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường quanh khu công nghiệp chưa thể giải quyết. Đặc biệt cuộc sống của hơn 20 hộ dân cũng chịu cảnh “đi không được, ở không xong”, ngày nắng hôi hám, chưa mưa đã ngập…

Lo chung, lo riêng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước khó khăn của thị trường BĐS hiện nay, quan điểm của Chính phủ là “chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững”.

'Cuộc chiến' giành vỉa hè

Ảnh minh họa. (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)
(PLVN) -  Hà Nội đang vào “cuộc chiến” mới giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Suy cho cùng đó là cuộc chiến của “thượng tôn luật pháp”, cuộc chiến của văn minh đô thị.

Ngày của tôn vinh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm nay, Ngày Quốc tế Phụ nữ - 8/3 là ngày “nửa thế giới” đàn ông tin “nửa thế giới” phụ nữ.

Bài học từ 'gỡ' thuốc chữa bệnh

Bài học từ 'gỡ' thuốc chữa bệnh
(PLVN) -  Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ vừa ban hành được các bệnh viện đánh giá đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thiếu trang thiết bị, vật tư tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Tặng “hoa” bằng tiền thật có vi phạm pháp luật?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Văn Hiệp (Hoài Đức, Hà Nội) hỏi: Tôi thấy vào các dịp lễ như 20/10, 8/3… việc tặng những bó hoa được kết từ tiền thật đang dần trở nên khá phổ biến. Xin hỏi, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc này?