Nông thôn mới huyện An Biên (Kiên Giang) khởi sắc, đời sống người dân nâng cao

Cổng chào huyện nông thôn mới huyện An Biên.
Cổng chào huyện nông thôn mới huyện An Biên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) có nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Ngày 18/3/2024, tại thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố, trao Quyết định số 154/QĐ-TTg, ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Biên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Biên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Biên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Đời sống người dân đổi thay

Nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, An Biên có diện tích tự nhiên hơn 40.000 ha. Huyện có 8 xã và 1 thị trấn, khoảng 30.617 hộ, với hơn 116.650 khẩu.

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, huyện An Biên có điểm xuất phát thấp, hạ tầng cơ sở còn thiếu nhiều so với yêu cầu của tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ngành nghề chưa phát triển, còn sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 chỉ đạt gần 16 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 15%.

Địa phương có thế mạnh phát triển nông nghiệp với diện tích đất sản xuất gần 36.000 ha, trong đó, đất trồng lúa hơn 27.310 ha, nuôi trồng thủy sản trên 3.200 ha; hạ tầng thương mại nông thôn tại 8 xã đảm bảo, phục vụ ngày càng tốt nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hóa trên địa bàn nông thôn; 100% xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, mạng internet đến từng ấp. Trên địa bàn huyện An Biên không có nhà tạm, dột nát; người dân có nhà ở đạt chuẩn theo quy định là 24.730 hộ, đạt 91% so với số hộ toàn huyện.

Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn hạng III và 100% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố được công nhận đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế phục vụ tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân.

Nỗ lực xây dựng, phát triển quê hương được ghi nhận, người dân rất vui mừng khi huyện An Biên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

“Tôi và bà con ở địa phương rất phấn khởi khi hôm nay huyện nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới. Đường làng hiện đi lại rất thuận tiện, đời sống người dân cũng ổn định. Chúng tôi hy vọng thời gian tới địa phương sẽ phát triển hơn nữa để người dân có thể hưởng lợi, nâng cao đời sống, làm giàu trên chính quê hương mình”, bà Nguyễn Thị Kim Tuyết ở thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, vui vẻ nói.

Bà Lê Hồng Thắm - UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang trao tặng Bằng khen cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới huyện An Biên.

Bà Lê Hồng Thắm - UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang trao tặng Bằng khen cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới huyện An Biên.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Ông Nguyễn Công Trận - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện An Biên - chia sẻ, sau hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, địa phương có nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được tập trung nâng cấp, xây dựng mới; đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.

Chủ tịch UBND huyện An Biên cho biết thêm, tới đây địa phương phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thu nhập bình quân đạt 70 - 75 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1%... Đến năm 2030, An Biên có từ 5 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu trở lên, phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và phát huy tốt quy hoạch vùng, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - du lịch.

Ông Nguyễn Công Trận - Tỉnh Ủy Viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện An Biên tiếp thu chỉ đạo tiếp tục xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.

Ông Nguyễn Công Trận - Tỉnh Ủy Viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện An Biên tiếp thu chỉ đạo tiếp tục xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.

“Địa phương đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch theo hướng hiện đại. Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP kết hợp du lịch nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội”, ông Trận nhấn mạnh.

Để An Biên tiếp tục phát huy kết quả đạt được, ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - đề nghị địa phương tiếp tục xây dựng nông thôn mới hướng đến chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao bằng khen của UBND Tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới huyện An Biên.

Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao bằng khen của UBND Tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới huyện An Biên.

“Địa phương cần chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của địa phương. Quan tâm đẩy nhanh thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập người dân”, ông Trung nói.

Dịp này, UBND tỉnh Kiên Giang tặng 25 Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới huyện An Biên.

Tin cùng chuyên mục

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.