Nông sản Việt Nam mới chiếm 1% nhu cầu tiêu thụ tại EU

Xoài Đồng Tháp đã xuất khẩu sang Mỹ.
Xoài Đồng Tháp đã xuất khẩu sang Mỹ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thông tin, nông sản Việt Nam mới chiếm 1% nhu cầu trong tỷ trọng nhập khẩu nông sản của châu Âu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết như trên khi tham dự Tọa đàm với chủ đề: “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động” diễn ra chiều 28/10 do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

Tại Tọa đàm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhớ lại thời gian còn làm lãnh đạo địa phương, ông cũng rất chú trọng công tác truyền thông khi đưa quả xoài Đồng Tháp sang Mỹ, bán được giá cao hay sau đó quả vải, thanh long… của Việt Nam lần lượt “xuất ngoại”. Theo ông, vui thật, cảm xúc thật nhưng buồn lắm lâu lâu mới được vài thương vụ vì nông sản của nước ta đang đi “rụt rè”, ở phân khúc nhiều rủi ro (trong các cửa hàng của người gốc Á), chứ chưa đi vào hệ thống chính quy của họ để định hình thương hiệu nông sản của một quốc gia.

Ông chia sẻ, Đại sứ Việt Nam tại EU cho biết, nông sản Việt Nam mới chiếm 1% nhu cầu trong tỷ trọng nhập khẩu nông sản của châu Âu. Bởi vậy, chúng ta còn quá nhiều việc phải làm để có thể tự hào về nông sản Việt Nam, đòi hỏi chiến lược dài hơi trong nhiều năm nữa, chứ không vì một vài chuyến hàng mà cho rằng nông nghiệp của chúng ta chiếm lĩnh được thị trường khó tính.

Cùng dự Tọa đàm, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam Vũ Tiến Lộc bày tỏ sự đồng tình khi cho rằng, nông nghiệp Việt Nam có nhiều bước chuyển mình quan trọng nhưng đến nay vẫn là nền nông nghiệp ở trình độ thấp so với thế giới. Sản phẩm chủ yếu thô, thậm chí gia công, giống, phân bón, thuốc trừ sâu… toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng không cao, chất lượng tương quan so với thế giới thấp, không có thương hiệu khiến sản phẩm không vào phân khúc cao của thị trường.

Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp trọng yếu, ông Lộc đặt vấn đề, phải chăng nông nghiệp Việt, doanh nghiệp Việt phải giữ vị trí tương tự doanh nghiệp FDI, thậm chí là chủ đạo (như thị trường sữa thì doanh nghiệp Việt Nam giữ vị trí chủ đạo) thì mới có nền kinh tế tự chủ, mang lại giá trị gia tăng cao. Đây là vấn đề quan trọng, chứ đừng vài thương vụ nhỏ lẻ mà đã ảo tưởng nông nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới.

Ông Lộc gợi ý, với lợi thế của nước ta, nếu phát triển hướng hữu cơ, đặc sản, thuận thiên thì chất lượng, giá trị sản phẩm sẽ cao hơn. Ông Lộc cho rằng, đại dịch COVID đặt ra bài toán đòi hỏi chúng ta phải ứng phó, phải tái cấu trúc lại nền nông nghiệp, đưa công nghiệp, đưa phố về nông thôn, tức là gắn kết đô thị với nông thôn.

Tái cấu trúc nền nông nghiệp cũng liên quan đến việc tạo ra những nền tảng để nông dân, các doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể tương tác với nhau như Nghị quyết của Đảng đã nói “doanh nghiệp là trung tâm, hộ nông dân là chủ thể, Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt”. Bằng cách đó, nông nghiệp sẽ phát triển theo mô típ mới của kinh tế chia sẻ, kinh tế số…

Trong bối cảnh thích ứng an toàn, phục hồi kinh tế hiện nay, theo Bộ trưởng Hoan, chúng ta cần đưa kinh tế nông thôn trở thành một chương trình có sự tham gia của Nhà nước. Đơn cử dựa trên nông sản của địa phương, nếu chúng ta chú trọng vào chế biến, phân loại, bảo quản thì vừa tăng giá trị vừa tạo thêm rất nhiều việc làm cho nông dân ngay tại địa phương.

Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là xây dựng tinh thần làm chủ của người nông dân, xây dựng con người nông dân mới nhằm thay đổi chất lượng sống của người nông dân, trong đó huấn luyện đội ngũ khuyến nông – khai tâm, khai trí người nông dân để bằng sáng kiến, năng lực của mình, người nông dân sẽ tự làm, tự phát triển.

Ông Lộc còn cho rằng, cần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong đội ngũ nông dân bởi nền nông nghiệp là kinh tế nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp hoá nông dân là một bước đi, bản chất là đầu tư tìm ra lợi nhuận, làm giàu cho mình.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.