Nông sản dồn ứ không thể xuất khẩu sang Trung Quốc: Nguyên nhân từ đâu?

Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó do chính người dân và doanh nghiệp thờ ơ trước các quy định nhập khẩu mới.  (Ảnh minh họa)
Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó do chính người dân và doanh nghiệp thờ ơ trước các quy định nhập khẩu mới. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thờ ơ, thậm chí không hợp tác với các cơ quan chức năng trước việc thị trường xuất khẩu có các quy định mới đã khiến lượng nông sản bị dồn ứ lớn, không thể xuất khẩu được.

Quy định đã có, sao không nắm được?

Thông tin từ Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 6 đến đầu tháng 7/2019, hàng loạt loại nông sản, nhất là trái cây tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hải sản tại các tỉnh miền Trung bị ách tắc, giá rớt thảm hại do không xuất khẩu được sang Trung Quốc, vốn là thị trường lớn đối với nông sản Việt Nam. Riêng trái cây, có loại tới 90%.

Nguyên nhân được xác định từ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc là chưa đáp ứng được các yêu cầu về thông tin truy xuất nguồn gốc, đóng gói, ghi nhãn…

Trả lời Báo PLVN bên lề hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, những khuyến cáo về thay đổi chính sách nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong năm 2019 đã được thông báo từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, người dân thiếu quan tâm, thương lái thu mua cũng thiếu hiểu biết nên dẫn đến tình trạng hàng nhiều nhưng xuất khẩu không được.

Ông Trung cho biết, do đặc thù về thương mại biên mậu lâu đời với Trung Quốc, nên Trung Quốc áp dụng các quy định về đóng gói, ghi nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm với Việt Nam, muộn hơn so với các nước ASEAN. Cụ thể, năm 2018, Trung Quốc mới chính thức có thông báo đề nghị việc bắt buộc phải triển khai đóng gói, cung cấp các thông tin truy xuất nguồn gốc các loại hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam. 

Ngay sau đó, ngày 23/5/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành trên cả nước và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện tổ chức gấp rút triển khai thống kê vùng trồng cây ăn quả, các cơ sở đóng gói quả tươi theo quy định của Trung Quốc. Trong đó, trước mắt tập trung triển khai thống kê thông tin 8 loại quả tươi đã được phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu từ Việt Nam gồm: thanh long, xoài, chôm chôm, mít, chuối, vải, nhãn và dưa hấu.

Trước đó, tháng 4/2018, Cục Bảo vệ thực vật đã tổng hợp và được phía Trung Quốc chấp thuận đối với hơn 1.200 mã số vùng trồng cho 8 loại trái cây trong danh sách tại 42 tỉnh, thành trên cả nước, cùng 608 mã số cơ sở đóng gói tại 31 tỉnh, thành.

Một số tỉnh có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp với số lượng lớn như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Sơn La, Bến Tre, Đồng Tháp, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Tây Ninh...

Tại Hải Dương, phải mất rất nhiều thời gian làm công tác tuyên truyền, phổ biến người dân cũng như các doanh nghiệp thu mua mới nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc cấp mã số từ Trung Quốc. Từ đó, vụ vải thiều Thanh Hà vừa qua đã thu được kết quả khả quan. 

Trong khi đó, có tới 22 tỉnh, thành chưa có mã số vùng trồng, 33 tỉnh, thành chưa có mã số đóng gói, hay nói cách khác là chưa đủ điều kiện để xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc. 

Chủ động tiếp cận thông tin, quy định từ thị trường

Tương tự với trái cây, thủy sản cũng là mặt hàng Trung Quốc yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt. Cụ thể, thủy sản từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại, cần phải đáp ứng 2 điều kiện: Một là sản phẩm phải được sản xuất tại cơ sở có tên trong Danh sách được phép xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu công nhận (tại Việt Nam là do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản -  Nafiqad, công nhận và đưa vào danh sách); Hai là từng lô hàng khi xuất khẩu phải kèm theo Chứng thư An toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp (tại Việt Nam do Nafiqad cấp, theo mẫu chứng thư An toàn thực phẩm đã được thống nhất giữa 2 nước).

Trao đổi với PLVN, ông Trần Đình Luân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, hiện Việt Nam có 680 doanh nghiệp được Trung Quốc chấp thuận đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang thị trường này sau khi đảm bảo đầy đủ các tiêu chí mà Nafiqad quy định. Danh mục thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc hiện cũng đã lên đến 128 loại. Đây là con số khá lớn cả về số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lẫn chủng loại sản phẩm nếu so với các mặt hàng nông sản khác như rau quả, sản phẩm chăn nuôi...

Tuy nhiên, có tình trạng một số địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến thủy sản, nhất là các tỉnh có truyền thống xuất khẩu thủy sản tiểu ngạch sang Trung Quốc đã không mấy quan tâm tới những quy định này.

Các quy định mới mà phía Trung Quốc đưa ra từ tháng 11/2018, trong đó có nhấn mạnh cả vấn đề truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vẫn chủ quan, không hợp tác bởi cho rằng việc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch vẫn có thể thực hiện được…

“Trước mắt, phía Tổng cục sẽ họp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam  (VASEP), ngoài văn bản hướng dẫn sẽ có các tổ công tác đến các địa phương đang có vướng mắc để tìm giải pháp tháo gỡ”, ông Luân nói.

Về lâu dài, theo ông Luân, không chỉ Trung Quốc mà bất cứ thị trường nào cũng vậy, khi có các quy định mới, doanh nghiệp và người dân cần chủ động nắm bắt thông tin qua nhiều kênh khác nhau, phối hợp với cơ quan chức năng để điều chỉnh kịp thời, tránh xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).