Nông nghiệp cả nước 6 tháng đầu năm: Tăng trưởng trong khó khăn

Nắng nóng, khô hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng ở miền Bắc và miền Trung; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi; giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất; thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn...

Nắng nóng, khô hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng ở miền Bắc và miền Trung; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi; giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất; thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn... Những khó khăn của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 đặt ngành nông nghiệp trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) các địa phương tập trung khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nên 6 tháng đầu năm giá trị sản xuất toàn ngành đã đạt tốc độ tăng trưởng khá (5,41%), góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của kinh tế đất nước.

Sản xuất tăng năng suất
Ngay từ đầu năm, các địa phương phía Bắc tập trung đối phó với tình hình hạn hán gay gắt, thời tiết nóng ấm của mùa đông, dịch bệnh lùn sọc đen diễn ra trên diện rộng; các tỉnh phía Nam đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, góp phần đem lại vụ lúa đông xuân 2009 - 2010 được mùa trên cả nước với năng suất và sản lượng cao nhất từ trước tới nay. Tính chung diện tích gieo trồng cả nước đạt khoảng 3 triệu ha, năng suất khoảng 61,8 tạ/ha tăng 0,8 tạ/ha so với vụ đông xuân 2008-2009; sản lượng đạt khoảng 18,9 triệu tấn thóc, tăng gần 250 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm trước.
6 tháng đầu năm, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng cơ bản được khống chế, không gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi. Riêng dịch bệnh tai xanh trên lợn có thời điểm diễn biến phức tạp với tổng số 518 xã, phường, thị trấn của 75 quận, huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố có dịch. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo và triển khai quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và an toàn vệ sinh thực phẩm nên đến nay, dịch tai xanh về cơ bản đã được khống chế. Một số địa phương đã hết dịch, sản phẩm thịt lợn đã được tiêu thụ trở lại, góp phần khôi phục chăn nuôi lợn phát triển trở lại. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản cũng tăng mạnh với gần 1,2 triệu tấn thủy sản khai thác và trên 1,2 triệu tấn thủy sản nuôi trồng (tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước)...
Xuất khẩu tăng giá trị
Nhờ tăng trưởng khá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2010 tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước với tổng kim ngạch 8,6 tỷ USD. Điều đáng nói là nhiều mặt hàng không tăng, thậm chí giảm mạnh về sản lượng xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng mạnh do giá xuất khẩu tăng. 6 tháng đầu năm, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 3,6 triệu tấn, giảm hơn 2% nhưng giá trị xuất khẩu đạt 1,87 tỷ USD, tăng 7%. Cao su xuất khẩu giảm 18% về khối lượng với mức 207.000 tấn nhưng kim ngạch vẫn đạt 565 triệu USD, tăng tới 57%. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều cũng tăng tới 20%, đạt 405 triệu USD dù sản lượng xuất khẩu chỉ xấp xỉ cùng kỳ năm trước với khoảng 77.000 tấn. Hạt tiêu cũng nằm trong nhóm hàng tăng nhẹ về sản lượng xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng mạnh (75.000 tấn, đạt 234 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm nay đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, 3 thị trường tiêu thụ chính của thủy sản Việt Nam là EU, Nhật Bản và Mỹ đều có sự tăng trưởng rất khả quan.
Từ năm 2010, xu thế các thị trường lớn ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường nên đã đưa ra các quy định ngày càng khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Trước tình hình đó, để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ NN và PTNT đã triển khai mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, đặc biệt là phát huy sự chủ động của các doanh nghiệp nên thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
Năm 2010 được ngành nông nghiệp lấy là năm quản lý chất lượng vật tư, nông sản hàng hoá. Vì vậy, việc chỉ đạo nâng cao chất lượng, từ đó nâng cao giá trị hàng hoá nông sản được đặc biệt quan tâm. Từ đầu năm đến nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như: thông tư hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường; thông tư về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; thông tư ban hành các yêu cầu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu; thông tư hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu... Các địa phương cũng tăng cường các mô hình, biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như ứng dụng tiêu chuẩn Việt Nam trong thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) được đẩy mạnh trên các sản phẩm chè, rau, cây ăn trái; quy trình sản xuất sạch trong nuôi trồng và chế biến thủy sản... Nhờ đó, nông, lâm, thủy sản Việt Nam cùng với việc giữ vị thế xuất khẩu về sản lượng cũng đang dần tiến tới con đường khẳng định vị thế bằng chất lượng.

Phạm Thanh Hương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.