Nóng gay gắt, người Hà Nội kéo nhau ra ngụp lội ở hồ Tây

(PLVN) - Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức khiến nhiều người dân Hà Nội tìm đến những bãi tắm tự phát ở hồ Tây để vui đùa, tắm mát, bất chấp những cảnh báo nguy hiểm cùng việc hạn chế tụ tập đông người mùa Covid 19.

Hà Nội đang trải qua những ngày hè oi nóng, ngột ngạt, bí bách. Có những thời điểm mà nhiệt độ đo được ngoài đường lên mức 50 độ C.

Chiều đến, nhiều người tập trung tại khu vực hồ Tây, đoạn đường Nhật Chiêu (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ), hóng gió và bơi lội để giải nhiệt. 

Hồ Tây (quận Tây Hồ) trở thành bể bơi lộ thiên khổng lồ để người dân vui chơi và tắm mát giải nhiệt. ảnh 1
 Hồ Tây (quận Tây Hồ) trở thành bể bơi lộ thiên khổng lồ để người dân vui chơi và tắm mát giải nhiệt. 
Tấm biển báo nguy hiểm đã mất chữ, nội dung không còn nguyên vẹn và người dân dường như cũng không quan tâm đến nó. ảnh 2
Tấm biển báo nguy hiểm đã mất chữ, nội dung không còn nguyên vẹn và người dân dường như cũng không quan tâm đến nó. 
Hàng rào barie cũng bị vô hiệu hóa. ảnh 3
Hàng rào barie cũng bị vô hiệu hóa.
Vỉa hè phía đối diện vô tình trở thành bãi đậu xe miễn phí tự phát. ảnh 4
Vỉa hè phía đối diện vô tình trở thành bãi đậu xe miễn phí tự phát. 
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng được bố mẹ cho xuống bơi lội dưới hồ Tây. Mặc dù mực nước hồ không quá sâu nhưng dưới lòng hồ có nhiều gạch, đá nhỏ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ ảnh 5
 Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng được bố mẹ cho xuống bơi lội dưới hồ Tây. Mặc dù mực nước hồ không quá sâu nhưng dưới lòng hồ có nhiều gạch, đá nhỏ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Bãi tắm tự do không người quản lý nên nhiều người mang thú nuôi ra hồ. ảnh 6
 Bãi tắm tự do không người quản lý nên nhiều người mang thú nuôi ra hồ.
Người dân mang theo thú cưng đến tắm cùng ảnh 7
Người dân mang theo thú cưng đến tắm cùng 
"Oi bức nên gia đình tôi đưa cháu nhỏ ra đây nghịch nước và dạy cháu tập bơi. Nước hồ Tây tự nhiên, không lo hóa chất như ở các bể bơi, không gian lại thoáng rộng. Thời điểm này vắng người bơi lội, tôi dễ trông cháu", anh Hoàng (phường Nhật Tân, Hồ Tây) chia sẻ. 

Thực tế, ghi nhận của phóng viên, nước hồ Tây mát nhưng nắng nóng khiến nước bốc mùi hôi tanh, khó chịu.

Theo người dân, hồ Tây nhiều khu vực nước sâu, có những gạch, đá ngầm... nguy hiểm đối với người không biết bơi, mới tập bơi, trẻ em...

Đọc thêm

Đồng Nai: Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn

Đồng Nai: Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn
(PLVN) - Sáng 24/9, tại TP Biên Hoà, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.

Xu thế chuyển dịch năng lượng quốc gia: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Chuyển dịch năng lượng là xu hướng tất yếu của quốc gia nhằm đạt các mục tiêu khí hậu trong những thập kỷ tới. (Nguồn: Freepik)
(PLVN) -Trong bối cảnh nguồn tài chính khí hậu ngày càng eo hẹp do khó khăn kinh tế toàn cầu, quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETPs) là một trong các giải pháp giúp các nước đang phát triển tiếp cận các nguồn lực cần thiết để xây dựng và triển khai hiệu quả các lộ trình phát triển carbon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

“Mầm xanh” trong tương lai

Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. (Nguồn: UNICEF Việt Nam)
 (PLVN) - Việt Nam hiện nay đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của khí hậu, nhưng đồng thời các em cũng là hy vọng để đem đến một “môi trường xanh” trong tương lai.

Tác động khôn lường tới sức khỏe con người

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến mọi mặt về sức khỏe con người.(Nguồn: Internet)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu chính là mối đe dọa lớn nhất về sức khỏe mà loài người đang phải đối mặt. Nó “tấn công” con người thông qua mọi phương diện sống, từ đe dọa trực tiếp đến bầu khí quyển, đầu độc con người, hủy hoại lương thực, những căn bệnh nghiêm trọng và còn rất nhiều những hậu quả khác.

Bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện Thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: JETP mang đến vị thế mới cho Việt Nam

Hội thảo quốc tế vào tháng 5/2023 do Bộ Ngoại giao Việt Nam và UNDP tại Việt Nam tổ chức liên quan đến chuyển đổi năng lượng công bằng. (Nguồn ảnh: UNDP Việt Nam).
(PLVN) -Nhằm làm rõ những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện Tuyên bố Chính trị về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (Tuyên bố JETP) tại Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam về vấn đề này.

Lâm Đồng bàn giải pháp chống sạt lở, ngập úng

Hiện trường vụ sạt lở trên đường Hoàng Hoa Thám, Đà Lạt.
(PLVN) - Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc lập quy hoạch, quản lý và cấp phép xây dựng; cấp thiết xây dựng bản đồ khoanh vùng rủi ro… là một số giải pháp được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn Lâm Đồng, diễn ra hôm qua (22/9).

Xây dựng văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên

Bảo vệ môi trường bắt đầu từ hành động nhỏ như vứt rác đúng chỗ. (Nguồn ảnh: PV)
(PLVN) - Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, môi trường là một trong những trụ cột quan trọng nhất. Bảo vệ môi trường không chỉ là cam kết quốc gia với cộng đồng quốc tế mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân, cộng đồng, tổ chức nhằm bảo vệ môi trường sống của chính mình. “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” chính là chủ đề của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.