Với sự ra đời của các liên minh sản xuất gồm nhà sản xuất và nông dân, cơ hội hợp tác mở ra và người nông dân chờ đợi khá nhiều khi tham gia vào các liên minh này.
Tháng 9.2010, Liên minh sản xuất trà Olong Hai Yih ra đời. Với sự tham gia của 66 nông dân ban đầu và Công ty Hai Yih, dự án kéo dài 24 tháng với kinh phí trên 8,1 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn giành cho nông hộ là gần 5,9 tỷ đồng với sự đóng góp của nông dân chiếm 60%, dự án hỗ trợ 40% vốn đầu tư.
Tháng 9.2010, Liên minh sản xuất trà Olong Hai Yih ra đời. Với sự tham gia của 66 nông dân ban đầu và Công ty Hai Yih, dự án kéo dài 24 tháng với kinh phí trên 8,1 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn giành cho nông hộ là gần 5,9 tỷ đồng với sự đóng góp của nông dân chiếm 60%, dự án hỗ trợ 40% vốn đầu tư.
Nông dân tham gia vào liên minh sản xuất chè Olong Haiyih |
Cây chè Olong đã làm đổi thay đời sống của nông dân các xã Xuân Trường, Trạm Hành (thành phố Đà Lạt), tham gia vào liên minh này, nông dân tỏ ra khá phấn khởi bởi hợp tác với doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi như Hai Yih. Nông dân Đặng Chương (xã Xuân Trường) có 5 sào trồng Olong tham gia liên minh với mong muốn được tiếp cận nhiều kiến thức mới để nâng cao hiểu biết và thực hành kỹ thuật theo đúng chuẩn quốc tế, từ đó có thể tự tin về cách làm chủ kỹ thuật và kiến thức thị trường của lớp nông dân mới. Ông Trương Thành vốn là Tổ trưởng tổ hợp tác nông dân trồng Olong, ông cho biết với tiểu chuẩn hàng hóa như VIETGAP, GLOBAL GAP, ISO…, nhiều nông dân quanh năm làm việc trên đồng vẫn còn chưa hiểu thấu đáo về những quy chuẩn này, bởi vậy, nguyện vọng nâng cao kiến thức và thực hiện theo đúng quy chuẩn của nông dân được đáp ứng khi tham gia vào liên minh. Liên minh được thiết lập trong khuôn khổ dự án cạnh tranh nông nghiệp với mục tiêu là tăng khả năng cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ, thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp và nông dân, tạo ra sản phẩm tốt trong quá trình cạnh tranh. Với phương thức hợp tác hoàn toàn tự nguyện, khi đã vào liên minh, nông dân chịu trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên cơ sở được đầu tư và tập huấn kỹ thuật, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của nông dân. Ngoài Liên minh sản xuất chè Olong Hai Yih, tại Lâm Đồng có một số liên minh khác về các mặt hàng chủ lực của địa phương như Liên minh sản xuất hoa tại Rừng Hoa và Hương Sắc, Liên minh sản xuất trà atisô Ngọc Duy. Ông Phạm Nguyễn Ngọc Duy - Giám đốc Công ty TNHH trà atisô Ngọc Duy cho rằng, việc xúc tiến thành lập liên minh và triển khai mô hình hợp tác sẽ cho ra đời những vườn atisô sạch, sản phẩm tốt, đầu ra ổn định hơn và tạo thương hiệu mạnh cho mặt hàng atisô của Lâm Đồng. Nông dân Nguyễn Văn Tài (phường 12, Đà Lạt) là 1 trong 45 hộ nông dân ban đầu tham gia liên minh này cho rằng một khi liên minh chứng tỏ được sức mạnh của việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân bằng việc hỗ trợ nâng cao chất lượng sản xuất, đảm bảo giá cả và đầu ra, tạo uy tín cho mặt hàng thì chắc chắn nông dân sẽ làm hết khả năng, trách nhiệm của một đối tác trong liên minh. Với 15 năm gắn bó với cây atisô, ước mong vườn atisô sẽ phát triển mạnh, chất lượng khiến ông Tài cùng các nông hộ hưởng ứng tham gia liên minh và họ chờ đợi những kết quả ban đầu của chương trình hợp tác bắt đầu từ tháng 12.2010. Hiện dự án cạnh tranh nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý đã được triển khai tại 8 tỉnh thành thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên là : Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định. Theo ông Nguyễn Văn Vinh - Giám đốc Dự án cạnh tranh nông nghiệp, Phó trưởng Ban quản lý các dự án nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì trong dự án này hiện có 2 loại hình liên minh là các liên minh sản xuất đã hình thành và những liên minh sản xuất đã thành lập nhưng chưa hoàn thiện, Ban Quản lý dự án sẽ có những tác động để củng cố và mở rộng các liên minh. Hiện đã có 60 liên minh được thừa nhận và triển khai những hoạt động khác nhau thuộc dự án cạnh tranh nông nghiệp. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ nên khi ra thị trường với yêu cầu về số lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều thì việc thành lập các liên minh sản xuất là rất cần thiết. Khi đã tham gia vào tổ chức này, doanh nghiệp tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm và tiêu thụ nông sản của nông dân, có chiến lược thị trường tốt, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm; nông dân cần tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp, mối quan hệ đó cần được tổ chức tốt để liên minh vững mạnh, phát triển sản xuất và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Hải Yến