Nỗi trống vắng của 'nhạn trắng Gò Công' Phương Dung sau khi chồng qua đời

Danh ca Phương Dung và các con luôn họp mặt trong ngày sinh nhật chồng quá cố.
Danh ca Phương Dung và các con luôn họp mặt trong ngày sinh nhật chồng quá cố.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Dù ông đã mất 3 năm nhưng cứ đến sinh nhật ông ngày 5/7, tôi và các con đều họp mặt, ăn bánh kem để nhớ về”, nữ danh ca chia sẻ.

Danh ca Phương Dung sinh năm 1946 tại Gò Công (Tiền Giang). Theo lời kể của Phương Dung thì từ nhỏ, bà đã mê ca nhạc và thích tập hát theo những ca khúc phát trên radio. Khi còn là nữ sinh, Phương Dung đã tham gia các chương trình văn nghệ và gây được sự chú ý của nhiều người.

Từ một ca sĩ hát lót, Phương Dung dần dần gây được sự chú ý khi thể hiện những ca khúc tiền chiến nhưng phải tới khi hát các ca khúc bolero bà mới thực sự nổi tiếng. Loạt ca khúc như: Nỗi buồn gác trọ, Những đồi hoa sim, Tạ từ trong đêm ghi dấu ấn tên tuổi của “nhạn trắng Gò Công”. Bà từng kể có thời điểm thu nhập từ phòng trà, thu âm, chạy show mỗi tháng lên đến 200 cây vàng giúp bà nuôi cả gia đình, phụ giúp dòng họ.

Phương Dung với chồng tình quen nhau trong một dịp tại Bangkok, Thái Lan năm 1966. Mẹ Phương Dung không thích người thanh niên này vì bà cho là "vô phép" nhưng ông xã bà rất chịu đựng. Thậm chí, khi bị chửi giữa đường, ông cũng chỉ cúi đầu làm thinh, không trả lời một câu. Sự ngăn cấm của mẹ khiến Phương Dung và người mình thương chỉ nhớ nhau mà không được gặp dù ở cùng một thành phố.

Trải qua 2 năm đó, tôi rơi nước mắt khi nghe bài hát “Ở hai đầu nỗi nhớ” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Những ngày không gặp nhau rất dài, tôi đếm từng ngày, từng giờ, mường tượng nụ cười, tiếng nói của người ấy. Một lần đi hát ở Quy Nhơn, tôi vào một tu viện xin đi tu nhưng bị từ chối. Sau đó, ba tôi nói nếu mẹ tôi vẫn không đồng ý, ông sẽ đứng ra gả chồng cho tôi”, nữ danh ca nghẹn ngào kể.

"Nhạn trắng Gò Công" chia sẻ, cuộc tình của bà nhiều trắc trở nhưng cũng rất hạnh phúc.

"Nhạn trắng Gò Công" chia sẻ, cuộc tình của bà nhiều trắc trở nhưng cũng rất hạnh phúc.

Với Phương Dung, nỗi nhớ của những ngày đầu xanh chỉ xoay quanh khuôn mặt, giọng nói, nụ cười của người yêu còn nỗi nhớ tuổi xế chiều, sau 55 năm hôn nhân là những ngày tháng bình dị với chồng quá cố: “Mỗi sáng, ông dậy sớm, pha ấm trà, ly cà phê và gọi tôi dậy ăn sáng. Trước sân nhà có trồng hoa hồng, ông ấy gọi tôi ra xem mỗi khi hoa nở. Những hình ảnh đó tôi không tìm lại được. Dù ông đã mất 3 năm nhưng cứ đến sinh nhật ông ngày 5/7, tôi và các con đều họp mặt, ăn bánh kem để nhớ về”, Phương Dung bật khóc chia sẻ.

Trong chương trình, nữ danh ca còn kể lại thời điểm đang ở đỉnh cao sự nghiệp, bà bất ngờ chọn rời xa sân khấu, bỏ hát hơn 16 năm để lui về làm tròn bổn phận làm mẹ, làm vợ: “Mỗi khi truyền hình, radio phát nhạc, tôi xúc động nhớ lại những đêm đi hát với mẹ. Tôi nhìn lên sân khấu thấy bạn bè hát những bài hát mình từng hát, nhìn rạp sáng đèn cùng băng-rôn, tôi nhớ lại những ngày đứng trên sân khấu. Nỗi nhớ không giống cảm giác sống chết xa lìa người yêu nhưng da diết. Tôi tiếc nuối, xót xa nhưng khi nhìn các con, gia đình, tôi phải lựa chọn. Cũng vì gia đình mà tôi từng nghỉ hát, khi các con thành đạt thì tôi mới đi hát lại”, bà cho biết, mình biết "yêu" vào năm 5 tuổi và "người tình" này khiến bà yêu say đắm cho tới bây giờ là âm nhạc.

Sau khi đáp chuyến bay trở lại Việt Nam, Phương Dung hồi hộp gặp lại mẹ và các em, hạnh phúc khi được nếm lại các món ăn dân dã như: rau càng cua, rau đắng, cá kho tiêu, mắm kho. Bà thổ lộ có thể nói những câu biểu lộ tình cảm bằng tiếng nước ngoài nhưng vẫn không bằng câu nói thường nói với chồng: “Em đi xa, em nhớ anh” nghe đầy da diết.

Đọc thêm

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.