Nơi nuôi hy vọng cho những 'chiến binh bé nhỏ'

: Nhân viên Trung tâm đang hướng dẫn các em bài tập phục hồi chức năng
: Nhân viên Trung tâm đang hướng dẫn các em bài tập phục hồi chức năng
(PLO) - Hơn một năm qua, Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị - đã trở thành “mái ấm yêu thương” giúp các 'chiến binh bé nhỏ' được vui chơi, chăm sóc sức khỏe và học văn hóa. 

Địa chỉ sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh

Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Trung tâm; đóng tại Khu phố 11, phường 5, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) được xây dựng từ sự hỗ trợ của Bộ Hỗ trợ phát triển Cộng hòa liên bang Đức với kinh phí hơn 12 tỷ đồng, bao gồm các phòng: phục hồi chức năng, ăn, ở, học chữ, học nghề.... trên khuôn viên diện tích 8.140m² rộng rãi, thoáng đãng, và được trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị, tiện nghi sinh hoạt... đảm bảo nuôi dưỡng cho 90 nạn nhân.

Hiện tại Trung tâm đang nhận nuôi dưỡng hơn 30 em bị nhiễm chất độc da cam, chủ yếu theo hình thức bán trú. Mỗi tháng Trung tâm hỗ trợ miễn phí 270 nghìn đồng tiền ăn trưa và được cán bộ, nhân viên ở đây tập luyện, tổ chức sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể và khi có tiến triển tốt sẽ được bố trí học các nghề như vi tính và may. 

Mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 12/2015, thế nhưng Trung tâm đã mở ra cơ hội cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin được phục hồi chức năng, sức khỏe tốt hơn cũng như được dạy học để hòa nhập với cộng đồng.

Một bữa ăn trưa của các nạn nhân tại Trung tâm
Một bữa ăn trưa của các nạn nhân tại Trung tâm

Những đứa trẻ đến Trung tâm mang trên mình những số phận khác nhau, đa phần là thiểu năng trí tuệ, trầm cảm, tâm thần, dị tật vận động chân tay, câm điếc và bệnh đao... tuy nhiên điểm chung là gia cảnh của các em đều rất khó khăn, vất vả.

Trong tuần, trừ thứ 7 và chủ nhật, các em đều đặn theo học tại Trung tâm, từ các chương trình học để phục hồi chức năng đến việc học cách nhận biết, quan sát mọi vật xung quanh, học chữ, học hát… Những “chiến binh bé nhỏ” ấy dưới sự dìu dắt tận tình của các cán bộ, nhân viên đang từng ngày trỗi dậy, vượt lên số phận để làm được những việc mà “những đứa trẻ bình thường cho là quá bình thường”.

Ngày mới đến Trung tâm, 2 cô bé song sinh Bắp và Sirô (7 tuổi) hầu như không đi đứng được, mọi sinh hoạt đều phải có sự trợ giúp của người lớn. Theo lời kể của bố mẹ các bé thì lúc sinh ra 2 đứa vẫn bình thường nhưng đến tuổi biết đi thì đôi chân đều bị queo quắt lại. Thế nhưng chỉ sau hơn một năm đến đây thì cả 2 đều đã tập đứng dậy được và bước những bước chân đầu đời.

Nhìn con thể trạng nay khỏe mạnh hơn, không còn yếu ớt và hay đau ốm như thời gian ở nhà mà chị Thảo – mẹ của các cháu không khỏi xúc động. Chị chia sẻ: “Trung tâm không chỉ tạo điều kiện cho vợ chồng chúng tôi có thời gian để lao động, kiếm tiền trang trải cuộc sống mà còn giúp các con tôi được chăm sóc, nuôi dạy đảm bảo và các cô còn tận tình hướng dẫn những bài tập khoa học nên giờ đôi chân 2 đứa cứng cáp hơn rất nhiều”.

Hay như trường hợp của em Nguyễn Văn Thiên Phúc (SN 2000) bị thiểu năng trí tuệ. Mỗi lúc lên cơn lại la hét, đập phá đồ đạc, không ai dám lại gần, và đến bữa ăn chỉ có bố đút cơm mới chịu ăn. Vậy mà giờ đây Phúc đã ngoan hơn, hòa đồng với bạn bè và những “tật xấu” này cũng dần mất.

Cần lắm sự sẻ chia của cộng đồng

Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, Quảng Trị - vùng giới tuyến phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của cuộc chiến tàn khốc nay đã phần nào khoác trên mình những thay đổi đáng kể, đời sống người dân dần cải thiện. Song nỗi đau thương do chất độc da cam/dioxin vẫn còn hiện hữu dai dẳng. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 8.208 hộ có người nhiễm chất chất độc da cam/dioxin với 15.485 nạn nhân, trong đó có hơn 1.950 hộ có từ 3 – 5 người trong gia đình cùng bị nhiễm chất độc hóa học này.

Điều dễ nhận ra, từ khi có Trung tâm những đứa trẻ được gửi tại đây dường như khỏe mạnh hơn và dần biết nhận thức.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Văn Dăng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Trị cho biết có rất nhiều gia đình muốn gửi con vào nuôi dưỡng và chăm sóc tại Trung tâm, nhưng do ở xa quá nên đành chịu, mặc dù Trung tâm có trang bị sẵn phương tiện vận tải nhưng vì không có tiền đổ xăng nên chẳng thể đứa đón các nạn nhân ở xa địa bàn thành phố. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên Trung tâm hiện vẫn còn rất hạn chế và hầu như mọi người gắn bó với các cháu vì tấm lòng thiện nguyện là chính.

“Hiện kinh phí hoạt động của Trung tâm chủ yếu dựa vào nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức có tấm lòng hảo tâm nên Trung tâm rất cần sự chung tay hơn nữa của cộng đồng, để mọi người có điều kiện lo cho các cháu ăn học, phục hồi chức năng, học nghề và sớm hòa nhập với xã hội. Có như vậy mới phần nào bù đắp những thiệt thòi, xoa bớt nỗi đau mà các cháu đang gánh chịu” – ông Dăng bày tỏ.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.