Nỗi niềm người phụ nữ bị mẹ chồng lừa bán sang Trung Quốc

Mẹ con chị Hạnh ngày gặp lại
Mẹ con chị Hạnh ngày gặp lại
(PLO) - Bị mẹ chồng lừa bán sang Trung Quốc, chị Hạnh tủi nhục, nhưng cố chịu đựng cuộc sống “làm dâu” xứ người để lập kế hoạch trốn thoát.

Ba năm “làm dâu” xứ người

Khoảng tháng 10/2016,Vi Thị Quế (SN 1964, trú xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) bất ngờ được hai người họ hàng là Vi Thị Tuyết (SN 1968), Vi Văn Tưởng (SN 1987, cùng trú huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đến đặt vấn đề nhờ tìm các cô gái trẻ để đưa sang Trung Quốc bán. Hai người này ra giá: cô nào đẹp được trả 100 triệu đồng, không đẹp giá 70 triệu đồng.

Bà Quế nhận lời. Sau mấy ngày vẫn chưa nghĩ ra cô gái nào trong bản, bà Quế chợt nghĩ đến con dâu của mình tên là Vi Thị Hạnh. Cho rằng bố Hạnh mắc bệnh ung thư nên cần tiền, bà này cho rằng việc lừa sang Trung Quốc kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn. Đúng như suy luận, sau khi được mẹ chồng giới thiệu cho mối đi bán hàng tạp hóa ở xứ người với mức lương 6 triệu đồng/tháng, chị Hạnh liền gật đầu.

Mười  ngày sau, Tưởng đến đón chị Hạnh rồi cùng bắt xe ra Móng Cái (Quảng Ninh). Sau 2 ngày với mấy lần đổi xe khách, chị Hạnh đã đặt chân sang Trung Quốc. Tại đây, chị được em gái Tuyết là Vi Thị Sáu đón. Háo hức chờ đợi công việc mới để kiếm tiền cho bố chữa bệnh thì chị Hạnh điếng người khi nghe Sáu tuyên bố: sang đây làm vợ. Thấy chị Hạnh kiên quyết phản đối, Sáu dọa nếu không chịu lấy chồng sẽ bị bán vào động mại dâm. Hoảng loạn, lo sợ, nhưng vì không còn cách nào khác, chị Hạnh đành cắn răng đồng ý. 

Chị Hạnh sau đó bị bán cho một người đàn ông nghèo ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) với giá 9,5 vạn nhân dân tệ (tương đương gần 300 triệu đồng tiền Việt Nam). Sau đó, Sáu gửi về Việt Nam 130 triệu đồng, bà Quế được nhận 80 triệu đồng, Tưởng hưởng 10 triệu đồng, số còn lại Tuyết hưởng.

Lại nói về chị Hạnh, sau khi về “làm dâu”, chị bị nhà chồng quản thúc chặt, không cho tiếp xúc với người lạ. Hơn nữa, vì bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa khiến chị dường như bị cô lập, ức chế. Nỗi nhớ hai đứa con nhỏ khiến nhiều lần người phụ nữ này cự tuyệt “chồng”, thậm chí là tháo chạy khỏi căn nhà ấy nhưng bất thành. Sau những lần đó, chị càng bị gia đình chồng quản thúc chặt hơn, thậm chí còn dọa đánh.

Vi Thị Quế bị tuyên phạt 5 năm tù
Vi Thị Quế bị tuyên phạt 5 năm tù

Sau thời gian đủ bình tĩnh, chị Hạnh đã nghĩ ra kế hoạch mới, giả vờ nghe theo gia đình nhà “chồng” để tìm đường tẩu thoát. Từ đó, chị ngoan ngoãn phục tùng người đàn ông Trung Quốc và gia đình ông ta. Để phục vụ cho dự định trốn về quê nhà, chị còn học ngôn ngữ, văn hóa và bí mật tích góp ít tiền phòng thân.

Nhờ sự thay đổi tích cực, chị không còn bị gia đình “chồng” nhốt trong nhà nữa. Hàng ngày, chị theo gia đình nhà “chồng” đi làm nông, tiếp xúc với hàng xóm. Do gia đình này cũng nghèo đói nên nhiều lúc chị phải làm việc quần quật khiến sức khỏe suy kiệt.

Nhờ lấy được lòng tin từ “chồng” nên chị được mua cho điện thoại để sử dụng. Từ chiếc điện thoại này, chị bắt đầu lần mò để liên lạc với gia đình và cơ quan chức năng... Sau nhiều lần kết nối, đầu năm 2018, chị được cơ quan chức năng Việt Nam và tổ chức Quốc tế Rồng xanh giải cứu, đoàn tụ cùng gia đình. 

Ngày về

Ngày gặp lại, chị Hạnh và mẹ chỉ biết ôm nhau khóc. Sự ấm ức vì bị chính người thân thiết lừa bán sang xứ người khiến bao đau đớn trong lòng chị chỉ biết giải tỏa cùng mẹ của mình. Điều buồn là ngày chị Hạnh được đoàn tụ cùng gia đình thì người bố bệnh tật đã qua đời trước đó không lâu. Ngày trở về, chị chỉ biết đến bên bàn thờ, thắp nén hương tạ tội với bố.

Nhớ lại những ngày tháng tủi cực, chị Hạnh tâm sự: “Tôi may mắn gặp được nhà chồng tử tế, không bị đánh đập. Chứ sang đó, có người bị bán về làm vợ chung của 3 – 4 anh em trong một gia đình, lại thường xuyên bị đánh đập, hành hạ. Mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn còn rùng mình, sợ hãi”.   

Các bị cáo đồng phạm tại phiên tòa
Các bị cáo đồng phạm tại phiên tòa

Hạnh cũng chia sẻ còn may mắn khi chưa có con với người chồng bên Trung Quốc, chứ có con rồi muốn về nước thì bị nhà chồng giữ con lại để làm tin. Hạnh tâm sự, chính nỗi nhớ hai đứa con thơ đã giúp chị cố gắng chịu đựng tủi nhục để lên kế hoạch trở về quê hương.

Ngày 10/3, chị Vi Thị Hạnh đã làm đơn tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra công an Nghệ An. Vi Thị Tuyết, Vi Thị Quế và Vi Văn Tưởng lần lượt bị bắt, khởi tố.

Mới đây, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo Vi Thị Tuyết, Vi Thị Quế và Vi Văn Tưởng về tội “Mua bán người”. Phiên tòa được xét xử lưu động tại xã Châu Lý, thu hút sự quan tâm của dư luận. Rất đông người dân đã đến tham dự phiên tòa, theo dõi quá trình xét xử.

Tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Vi Thị Quế khai vì lòng tham nên đã nghĩ đến chuyện lừa bán con dâu sang Trung Quốc, đồng thời gửi lời xin lỗi con dâu và gia đình thông gia. 

Điều khiến mọi người tham dự phiên tòa xúc động là dù bị mẹ chồng lừa bán sang xứ người, nhưng chị Hạnh vẫn xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quế. Chị nói: “Bị mẹ chồng lừa bán để lấy tiền, tôi phải chịu nhiều tủi nhục, cay đắng. Nhưng dù sao, người đó cũng là mẹ chồng tôi là bà nội của hai đứa cháu. May mắn là tôi đã trở về nhà an toàn nên xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho mẹ chồng. Riêng với hai bị cáo còn lại, đề nghị xử phạt nặng”.

Xem xét vai trò của từng bị cáo trong vụ án, HĐXX tuyên phạt Vi Thị Tuyết 6 năm tù, các bị cáo Vi Thị Quế và Vi Văn Tưởng mỗi người 5 năm tù về tội “Mua bán người”. Tòa cũng buộc các bị cáo bồi thường cho bị hại tổng số tiền 75,9 triệu đồng. Trong vụ án này còn có Vi Thị Sáu nhưng hiện tại người này không có mặt ở địa phương, hiện đang sinh sống ở Trung Quốc. Cơ quan chức năng đã tách thành một vụ án riêng, lúc nào bắt được sẽ xử lý sau.

(Tên nạn nhân đã được thay đổi)

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng mạng có thể dễ dàng “tẩy chay”, cô lập một nhãn hàng, một gia đình, một công ty,... (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Những "phiên toà" khắc nghiệt mang tên mạng xã hội

(PLVN) - Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra kỷ nguyên thông tin mới, mang đến nhiều cơ hội chia sẻ thông tin nhanh chóng và đa chiều. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đến do mạng Internet đem lại, vẫn còn đó những “phiên tòa” vô cùng khắc nghiệt mang tên “dư luận mạng”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".