Nối ngón tay vào bụng giúp 2 bé bị điện giật không phải cắt cụt chi

Ngón tay bệnh nhi được cấy vào bụng để phục hồi phần bị tổn thương.
Ngón tay bệnh nhi được cấy vào bụng để phục hồi phần bị tổn thương.
(PLVN) - Để bảo tồn ngón tay bị hoại tử cho 2 bệnh nhi bỏng điện, các bác sĩ đã cấy ngón tay vào bụng các bé để "nuôi dưỡng" và phục hồi phần bị tổn thương.

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới tiếp nhận 2 trẻ bị bỏng nặng do cho tay vào ổ cắm điện.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi N.K.H (3 tuổi). Do tò mò, H đã cho tay vào ổ cắm điện dẫn đến bị giật và bỏng ngón tay. Cho rằng vết thương đơn giản nên gia đình tự chữa cho bé tại nhà.

Hơn 1 tuần sau, khi vết thương vẫn không khỏi, gia đình mới đưa H vào viện trong tình trạng ngón tay bệnh nhi mất hết gân và lộ xương, bỏng điện độ 3 - 4 kèm nhiễm trùng. Tại bệnh viện, gia đình mong muốn cắt tạo mỏm ngón tay cho H do nghĩ không thể chữa được.

Tuy nhiên, sau khi được các bác sĩ giải thích, gia đình đã đồng ý với phương pháp hậu phẫu tạo hình ngón 2 bàn tay phải, nối liền tay vào bụng để “nuôi” ngón tay bị tổn thương, bảo vệ khỏi bị nhiễm trùng. Kỹ thuật này là cách để duy trì sự tuần hoàn máu tới ngón tay bị thương, nhờ đó cơ thể bệnh nhân sẽ tự tái tạo phần bị tổn thương.

Kết quả sau 2 ca mổ, ngón tay của H đã được giữ lại nguyên vẹn. Bệnh nhi bình phục và xuất viện sau hơn 3 tuần điều trị.

Ngón tay và 1 phần bàn tay bị hoại tử và lộ xương của bệnh nhi V.

Ngón tay và 1 phần bàn tay bị hoại tử và lộ xương của bệnh nhi V.

Trường hợp thứ 2 là cháu K.T.N.V (8 tuổi) bị bỏng điện 1% độ 4 gây tổn thương ngón tay thứ 4 của bàn tay phải. Giống bệnh nhi H, gia đình trước đó đã điều trị cho trẻ ở nhà nhưng không đỡ mới cho V nhập viện.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ dùng phương pháp hậu phẫu chuyển vạt và cũng nối liền tay vào bụng V để “nuôi” ngón tay cho bệnh nhi. Kết quả ca mổ diễn ra thuận lợi và V có thể xuất viện với sức khoẻ ổn định sau hơn 2 tuần điều trị.

Qua 2 trường hợp trên, ThS.BS. Nguyễn Văn Thưởng - Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng khuyến cáo: "Bỏng do điện là tình trạng hết sức nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của trẻ vì, vậy khi gặp phải những tai nạn trên cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người lớn khi chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý, cẩn thận đối với những vật dụng sử dụng điện, để tránh xa tầm tay của trẻ em. Đồng thời cần trang bị những kiến thức, kỹ năng an toàn cho trẻ về điện giật để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra".

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...