Nỗi lo từ thuốc đông y biến tướng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm có khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Tuy nhiên, chất lượng thuốc đông y đang trở thành vấn đề lớn đối các cơ quan quản lý cũng như người dân chữa trị bằng phương pháp này.

Thuốc đông y trộn chất cấm 

Chị N.T.T ở quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, con gái chị năm nay 7 tuổi, cháu bé thường xuyên bị các bệnh về mũi họng và cảm mạo, mặc dù chị T đã cho con chạy chữa nhiều nơi, đi khắp các bệnh viện nhưng tình trạng không cải thiện.

Mới đây, nghe có người mách loại thuốc đông y gia truyền có tên “giải nhiệt tiêu ban tán” được giới thiệu đặc trị bệnh của con nên chị T nhờ người bạn mua cho con uống. Kết quả thật bất ngờ chỉ sau khi dùng khoảng hơn 1 tháng cháu gần như khỏi hẳn tình trạng bệnh lại còn ăn tốt, ngủ tốt, tăng cân rất nhanh.

Điều này làm vợ chồng chị T rất mừng. Trên báo bì loại thuốc này chỉ ghi sản xuất ở TP HCM, không ghi các thông tin như giấy phép sản xuất hay số điện thoại liên lạc.

Chị T cho biết, vì con uống có tác dụng nhanh chóng nên đã không giấu được niềm vui, chị T đã đem chuyện con gái uống thuốc đông y gia truyền này kể với cậu em họ là bác sĩ: “Khi em tôi cầm gói thuốc tôi đưa đã bất ngờ khuyên tôi nên mang đi xét nghiệm độc lập xem thành phần trong gói thuốc đó là những cái gì. Tôi đã đi làm xét nghiệm độc lập và gửi mẫu đến Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, kết quả bác sĩ nói làm tôi choáng váng và không thể tin vào mắt mình, tôi đang hại con mình”.

Theo kết quả xét nghiệm, trong gói thuốc chứa phenacetin là một loại chất gây ung thư đã bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấm từ năm 1983.

Tương tự, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT Thái Nguyên vừa chủ trì và phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an phường Tân Lập, Công an phường Phú Xá, Công an TP Thái Nguyên kiểm tra Công ty cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ DDT tại TP Thái Nguyên.

Qua kiểm tra, khám xét, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ 873 lọ thuốc đông y gia truyền đặc trị hôi miệng tam tiêu OV không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và cũng không biết rõ người bán.

Với hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và bán thuốc không rõ nguồn gốc, Đội QLTT số 2, Cục QLTT Thái Nguyên đã ra quyết định xử phạt công ty này với số tiền là 105 triệu đồng. Giá trị hàng hoá vi phạm tịch thu là hơn 480 triệu đồng.

Trước đó, Công an huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cũng đã tịch thu hàng chục ký thuốc nam và đuổi những người lạ bán thuốc ra khỏi khu di tích Tây Thiên. Những loại thuốc nam này được bày bán với giá “cắt cổ”, từ 3 -5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thuốc không có nguồn gốc rõ ràng và mùi thuốc cũng rất lạ. Người bán không có giấy phép hành nghề, thường chèo kéo và thậm chỉ tổ chức hẳn  một nhóm để lừa khách mua hàng.

Công tác quản lý nhiều khó khăn

Thông tin về Hội nghị y học cổ truyền, y học dân gian các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông lần thứ 9 năm 2019 sẽ diễn ra vào ngày 28/9/2019, PGS.TS Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền cho biết, việc sử dụng dược liệu trước đây chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian nên việc ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn của dược liệu khó hơn thuốc Tây nên trước đây không có quy định nào nói về quản lý dược liệu. 

Khi nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi sản phẩm có nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng nên tháng 5/2018, Bộ Y tế mới ban hành được Thông tư 13/2018/TT-BYT quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền...

Việc củng cố, phát triển hệ thống y dược cổ truyền là một trong các mục tiêu cơ bản thời gian qua Bộ Y tế Việt Nam rất quan tâm. Đặc biệt là phát triển mạng lưới y tế cơ sở, trong đó có y dược cổ truyền nhằm phát huy vai trò to lớn của y dược cổ truyền trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân… 

PGS.TS Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng cho biết, nhiều dược liệu không rõ nguồn gốc vẫn được mua bán trôi nổi. Trong khi đó, người dân vẫn giữ quan niệm dùng thuốc đông y là bổ, lành, nên nghe truyền miệng hoặc tự ý mua về dùng.

Thậm chí một số người dân còn từ chối điều trị thuốc Tây để về mua thuốc đông y, dẫn đến bệnh trầm trọng hơn. Do đó, người dân không nên tự ý mua thuốc mà cần đến các bệnh viện để được bác sĩ kê thuốc và sử dụng thuốc đảm bảo chất lượng.

Trường hợp muốn sử dụng thuốc y học cổ truyền, hãy đến các bệnh viện y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền trong hệ thống y tế công hoặc các cơ sở y học cổ truyền tin cậy, có đầy đủ giấy tờ hoạt động theo quy định để được khám, tư vấn, tránh hậu quả “tiền mất tật mang” do sử dụng thuốc kém chất lượng.  

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.