Trong 4 tháng đầu năm 2010, cứ mỗi khoản nợ 1 triệu USD thì doanh nghiệp phải chi thêm hơn 600 triệu đồng, khiến lợi nhuận thay đổi so với kế hoạch ban đầu.
Lợi nhuận giảm mạnh
Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VCG) công bố lợi nhuận sau thuế cả năm 2009 đạt 460,45 tỉ đồng nhưng sau khi được kiểm toán, lợi nhuận sau thuế chỉ còn đạt 203,48 tỉ đồng. Nguyên nhân chính là do kiểm toán phân bổ toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là 352,9 tỉ đồng của khoản vay cho Dự án xi măng Cẩm Phả mà VCG đã vay trước đó.
Lợi nhuận giảm mạnh
Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VCG) công bố lợi nhuận sau thuế cả năm 2009 đạt 460,45 tỉ đồng nhưng sau khi được kiểm toán, lợi nhuận sau thuế chỉ còn đạt 203,48 tỉ đồng. Nguyên nhân chính là do kiểm toán phân bổ toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là 352,9 tỉ đồng của khoản vay cho Dự án xi măng Cẩm Phả mà VCG đã vay trước đó.
CTCP vận tải xăng dầu VIPCO (VIP) chỉ riêng trong quý 4/2009 lợi nhuận đã bị giảm 35 tỉ đồng do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá USD khiến lợi nhuận sau thuế cả năm 2009 của VIP chỉ còn 60,7 tỉ đồng.
Tương tự, năm 2009 lợi nhuận từ sản xuất điện của CTCP nhiệt điện Phả Lại (PPC) đạt được 1.200 tỉ đồng nhưng do tiền đồng bị giảm giá so với đồng yen Nhật Bản (JPY) nên PPC phải trích lập khoản chi phí chênh lệch tỷ giá lên đến 540,6 tỉ đồng dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế cả năm 2009 bị ảnh hưởng đáng kể, chỉ còn 892 tỉ đồng. Còn CTCP xi măng Hà Tiên 1 (HT1) cũng phải trích lập mức chênh lệch tỷ giá cho năm 2009 là 215,66 tỉ đồng...
Tương tự, năm 2009 lợi nhuận từ sản xuất điện của CTCP nhiệt điện Phả Lại (PPC) đạt được 1.200 tỉ đồng nhưng do tiền đồng bị giảm giá so với đồng yen Nhật Bản (JPY) nên PPC phải trích lập khoản chi phí chênh lệch tỷ giá lên đến 540,6 tỉ đồng dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế cả năm 2009 bị ảnh hưởng đáng kể, chỉ còn 892 tỉ đồng. Còn CTCP xi măng Hà Tiên 1 (HT1) cũng phải trích lập mức chênh lệch tỷ giá cho năm 2009 là 215,66 tỉ đồng...
Các ngoại tệ có xu hướng tăng so với VND sẽ tác động mạnh đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp |
Công ty chứng khoán SSI từng đưa ra báo cáo nhận xét về tác động của yếu tố tỷ giá đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, trong đó điểm tên một số doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ lớn, đó là: CTCP xi măng Hà Tiên 1 (HT1), CTCP xi măng Bỉm Sơn (BCC), CTCP xi măng Bút Sơn (BTS), Tổng CTCP khoan và dịch vụ dầu khí (PVD), Tổng CTCP vận tải Petro Việt Nam (PVT)... Các doanh nghiệp này sẽ còn tiếp tục chịu những rủi ro tác động đến kết quả lợi nhuận trong những năm tới vì biến động tỷ giá ngoại tệ luôn tiếp diễn.Cảnh báo về tỷ giá trong báo cáo kiểm toán Cuối tháng 12.2009, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá liên ngân hàng là 1 USD = 17.941 VND, so với thời điểm đầu năm, tỷ giá USD/VND đã tăng 966 đồng. Trong khi đó, tỷ giá liên ngân hàng công bố ngày 27.4.2010 là 1 USD = 18.544 VND. So với tỷ giá cuối năm 2009 cũng đã tăng thêm 603 đồng. Như vậy chỉ mới 4 tháng đầu năm 2010, cứ mỗi khoản nợ 1 triệu USD thì doanh nghiệp phải chi thêm hơn 600 triệu đồng. Khoản nợ mà các doanh nghiệp niêm yết còn chưa trả lên đến vài chục triệu USD hoặc vài chục triệu JPY. Điều băn khoăn nữa là các doanh nghiệp như VIP hay VCG trong báo cáo kinh doanh các quý trong năm 2009 đã không đề cập chi tiết về vấn đề này. Do đó, nhà đầu tư không xác định được đâu là con số lời thật và có thể không còn lời. Từ đó, đánh giá sai lệch và lao vào mua cổ phiếu với giá cao. Ông David Anderson - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Deloitte Việt Nam - cho rằng qua kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của nhiều doanh nghiệp niêm yết, việc chênh lệch tỷ giá ngoại tệ có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, các kiểm toán viên cần phải đưa ra những cảnh báo về vấn đề này trong báo cáo kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên nên đề cập đến những khoản nợ sắp đến hạn phải trả để các nhà đầu tư biết và xem xét chi tiết liệu doanh nghiệp có đủ tài chính để trả nợ hay không... Theo TS Lê Thẩm Dương - ĐH Ngân hàng TP.HCM - việc phải trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá lớn như những năm vừa qua là một bài học sâu sắc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi khi đưa ra dự án cùng kế hoạch tài chính để thực hiện, đối với nguồn vốn vay thì doanh nghiệp phải lường trước được những rủi ro tiềm ẩn như rủi ro về tỷ giá, về lãi suất... Do đó để hạn chế những rủi ro này, các doanh nghiệp phải thực hiện mua bảo hiểm tỷ giá. TS Lê Thẩm Dương nhận xét: “Các doanh nghiệp Việt Nam ít khi chịu mua bảo hiểm tỷ giá vì phí cho dịch vụ này khá cao. Tuy nhiên, chính điều đó lại giúp cho doanh nghiệp ổn định khoản nợ phải trả mà không phập phồng theo diễn biến của tỷ giá hằng năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể giảm rủi ro như thỏa thuận trong hợp đồng để đa dạng phương thức thanh toán theo kiểu hàng đổi hàng hoặc thay thanh toán bằng một ngoại tệ khác. Vì trong các biến động về tỷ giá ngoại tệ thì biến động tỷ giá USD là cao nhất”.
Theo Mai Phương
Thanh Niên
Thanh Niên